Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ rau hữu cơ
Theo đó, Trung tâm phối hợp với Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Việt Liên triển khai chuỗi liên kết với mô hình điểm 2ha rau hữu cơ tại nông trại hữu cơ Tuệ Viên trên địa bàn phường Cự Khối. Mô hình thành công sẽ là điểm tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm cho người sản xuất, DN và người tiêu dùng trong và ngoài TP, đồng thời là cơ sở để nhân rộng trong thời gian tới đối với các sản phẩm khác.
Tham gia chuỗi, mô hình phải đảm bảo các yêu cầu như: Thực hiện sản xuất tập trung, thuận tiện tham quan, học tập; Sản phẩm đảm bảo VSATTP và được kết nối tiêu thụ; Người sản xuất, công nhân nông trại được tập huấn về kỹ năng liên kết và hoạt động tổ nhóm, kỹ năng nắm bắt nhu cầu và sản xuất theo thị trường; Người bán lẻ và DN được tập huấn kỹ năng bán hàng, chăm sóc khách hàng, trưng bày gian hàng sản phẩm…
Ông Nguyễn Văn Chí - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Hà Nội cho biết, việc xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ rau hữu cơ hoàn chỉnh từ khâu sản xuất, kênh phân phối với người tiêu dùng có ý nghĩa quan trọng. Bởi chuỗi bền vững sẽ kiểm soát được chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm, từ đó điều tiết hài hòa lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị.
Related news
Từ ngày 29/5 đến nay, giá cà phê nhân trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng tăng lên cao nhất kể từ đầu niên vụ tới nay.
Trong tuần vừa qua, 2lúa có dịp về vùng "nóng" nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau. Hiện nay, toàn địa bàn tỉnh Cà Mau đang vào mùa vụ nuôi tôm, các đầm ao đang trong giai đoạn xử lý nước hoặc đã bắt đầu thả tôm
Cây mận vốn là cây ăn quả thế mạnh của nông dân ở huyện Mộc Châu – Sơn La. Tuy nhiên trước đây, người dân thường để cây mận phát triển tự nhiên mà không có kỹ thuật chăm sóc dẫn đến sự suy giảm về chất lượng và giá trị kinh tế, thì những năm gần đây được sự hỗ trợ của các nhà khoa học cùng với các tổ chức hợp tác quốc tế, bà con đã được hướng dẫn cách chăm sóc, đốn tỉa, trẻ hóa vườn mận nhằm tiến tới cải tiến năng suất và chất lượng.
Trước đây, bà con nông dân ở xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) thường "giải quyết" rơm - một phế phẩm trong nông nghiệp bằng cách đốt bỏ. Thế nhưng hiện nay, rơm lại đắt hàng, có giá hơn vì có thể phục vụ trồng rẫy, làm thức ăn cho bò..
Trong vài năm gần đây, nhiều nông dân ở Khánh Hòa đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng giống xoài R2E2 (còn gọi là xoài Úc), nhờ đó có thu nhập tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm.