Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây Dựng Chuỗi Liên Kết Chặt Chẽ Từ Sản Xuất Đến Tiêu Dùng

Xây Dựng Chuỗi Liên Kết Chặt Chẽ Từ Sản Xuất Đến Tiêu Dùng
Ngày đăng: 11/11/2014

Xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu dùng là yêu cầu cần thiết để đảm bảo cung ứng ra thị trường sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).

Thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các địa phương chú trọng đẩy mạnh phát triển các hình thức liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ nông sản thực phẩm. Tuy nhiên kết quả vẫn còn thiếu chặt chẽ và chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

Theo thống kê của Sở NN và PTNT, ngoài mô hình tích tụ ruộng đất để sản xuất lúa giống và cây vụ đông của Cty TNHH Cường Tân (Trực Ninh) với nông dân các huyện Trực Ninh, Xuân Trường và mô hình liên kết sản xuất cây dược liệu giữa Cty CP Nam Dược và nông dân xã Hải Lộc với lợi nhuận bình quân 1ha canh tác đạt từ 70-350 triệu đồng/năm, cao gấp 10-30 lần so với trồng lúa... thì hầu hết các mô hình liên kết khác người nông dân đều mới tham gia vào một phần trong chuỗi giá trị khiến cho liên kết thiếu chặt chẽ, không huy động được hết khả năng đầu tư của doanh nghiệp cũng như công sức, tâm huyết của nông dân vào sản xuất nên hiệu quả kinh tế không cao.

Điển hình như mô hình liên kết tiêu thụ cây vụ đông phục vụ chế biến xuất khẩu như dưa chuột bao tử, ngô ngọt, cải dầu, ớt theo hình thức doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm thông qua HTXDVNN với giá sàn từ đầu vụ; Cty có trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật, ứng trước tiền giống, phân bón cho nông dân và khấu trừ sau khi thu mua sản phẩm.

Hiệu quả kinh tế mang lại khá cao nhưng do chuỗi liên kết thiếu đồng bộ nên khó khăn trong đánh giá và quản lý chất lượng sản phẩm; tình trạng phá hợp đồng khi có biến động về giá trên thị trường thường xuyên xảy ra; sự ràng buộc trách nhiệm và quyền lợi giữa các bên tham gia không rõ ràng. Đối với các mô hình liên kết trong chăn nuôi giữa các hộ dân ở xã Giao Thịnh (Giao Thủy), Hải Lộc (Hải Hậu), Mỹ Tiến (Mỹ Lộc), Liên Bảo (Vụ Bản) thực hiện theo hình thức doanh nghiệp đầu tư con giống, thức ăn, thuốc thú y, cử cán bộ hỗ trợ kỹ thuật và thu mua toàn bộ sản phẩm.

Với cách liên kết này, người chăn nuôi không bị thua lỗ, không lo đầu ra sản phẩm nhưng phần lớn lợi nhuận lại thuộc về phía doanh nghiệp, người dân hưởng ít nên không khuyến khích nông dân tham gia liên kết. Hơn nữa hình thức này chỉ phù hợp với các hộ có tiềm lực kinh tế lớn, các hộ sản xuất nhỏ lẻ không đáp ứng được…

Những bất cập, không hiệu quả trong các mô hình liên kết trên, ngoài yếu tố chủ quan của các bên, mà chủ yếu là phía người nông dân, khi ký hợp đồng thiếu chặt chẽ, còn có lý do tính ổn định chất lượng, sản lượng hàng hóa chưa cao.

Qua phân tích các mô hình liên kết cụ thể, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (QLCLNLTS) tỉnh đã chỉ rõ các hạn chế để khắc phục khi xây dựng mô hình chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu dùng đối với sản phẩm cá bống bớp nhằm nâng cao giá trị gia tăng qua từng khâu sản xuất và cung ứng đến người tiêu dùng sản phẩm đảm bảo chất lượng, ATVSTP. Theo đó, chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu dùng đối với sản phẩm cá bống bớp được thực hiện theo tiêu chuẩn của quy trình VietGAP từ khâu sản xuất cung ứng giống, nuôi thương phẩm, thu mua, sơ chế và tiêu thụ.

Chi cục QLCLNLTS đã khảo sát vùng nuôi, các cơ sở kinh doanh để xây dựng chương trình kiểm soát chất lượng ATVSTP phù hợp với cá bống bớp và hướng dẫn các hộ dân tham gia chuỗi sản xuất, tiêu thụ cá bống bớp thực hiện đúng quy trình sản xuất tốt (GMP) trong sản xuất con giống, thu mua, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm.

Đồng thời hướng dẫn người lao động ở từng công đoạn thực hiện theo quy trình kỹ thuật chuẩn để đảm bảo nâng cao chất lượng, năng suất và hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực do thiên tai, dịch bệnh gây ra. Song song với việc hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi cá bống bớp đảm bảo ATVSTP, Chi cục QLCLNLTS phối hợp với Sở KH và CN xây dựng nhãn hiệu tập thể "Bống bớp Nghĩa Hưng" và hệ thống quản lý nhãn hiệu tập thể này làm cơ sở cho việc tạo dựng thương hiệu, quản lý chất lượng sản phẩm và phát triển thị trường. Về phía các hộ sản xuất giống, nuôi thương phẩm, kinh doanh cá bống bớp tham gia mô hình đều tập trung đầu tư kinh phí nâng cấp cơ sở hạ tầng và tuân thủ mọi quy trình theo yêu cầu kỹ thuật để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

Trong đó 113 hộ nuôi cá thương phẩm và sản xuất cá giống cùng cam kết tuân thủ nghiêm quy chế mà Hiệp hội cá bống bớp Nghĩa Hưng đã đề ra như liên kết hỗ trợ kỹ thuật, giống, vốn và thị trường để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh cũng như đấu tranh với mọi thủ đoạn gian lận trong sản xuất, kinh doanh cạnh tranh không lành mạnh để xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu cá bống bớp Nghĩa Hưng ngày càng vững mạnh trên thị trường.

Ông Trần Văn Thanh, xã Nghĩa Lợi (Nghĩa Hưng) cho biết: Đã hơn 10 năm gắn bó với việc nuôi cá bống bớp nhưng đến nay tôi mới thực sự yên tâm sản xuất bởi sự hỗ trợ xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu dùng không chỉ giúp nâng cao tính cạnh tranh, ổn định thị trường cho sản phẩm mà bản thân chúng tôi thấy rõ vai trò của mình trong việc quyết định đối với sản phẩm do mình làm ra.

Với sự đồng thuận cao trong việc xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu dùng của cả cơ quan quản lý và người dân ở các khâu sản xuất, tiêu thụ, cung ứng sản phẩm, đến nay cơ sở hạ tầng vùng nuôi được nâng cấp, thay đổi đáng kể theo hướng chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu sản xuất trên quy mô lớn; sản phẩm được kiểm soát từ quy trình nuôi, kỹ thuật bảo quản để tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đảm bảo chất lượng tới tay người tiêu dùng; sản lượng tiêu thụ cá tăng đáng kể so với trước đây.

Hiện tại, trung bình mỗi tháng 5 cơ sở thu mua, kinh doanh cung ứng ra thị trường hơn 100 tấn cá bống bớp. Trong đó, 50% xuất khẩu tiểu ngạch và 50% tiêu thụ tại các tỉnh miền Bắc. 

Để nhân rộng mô hình chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu dùng đối với các loại nông sản chủ lực trên địa bàn tỉnh ta như lúa gạo, cây vụ đông, thủy, hải sản nhằm nâng cao giá trị nông sản, ổn định thị trường, thời gian tới, các ngành chức năng, đặc biệt ngành NN và PTNT, KH và CN, Công thương cần tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất; có cơ chế khuyến khích áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và nâng cấp các cơ sở thu mua theo đúng quy chuẩn quốc gia đảm bảo cung ứng ra thị trường sản phẩm ATVSTP.

Nguồn bài viết: http://baonamdinh.com.vn/channel/5085/201411/xay-dung-chuoi-lien-ket-chat-che-tu-san-xuat-den-tieu-dung-2374241/


Có thể bạn quan tâm

Cục An toàn thực phẩm chưa tìm thấy gạo giả Cục An toàn thực phẩm chưa tìm thấy gạo giả

Cách đây ít phút, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có thông cáo cho biết chưa phát hiện gạo giả trên thị trường VN.

21/05/2015
Chặt nhãn, đốn chôm chôm để trồng chanh không hạt Chặt nhãn, đốn chôm chôm để trồng chanh không hạt

Giá chanh không hạt hiện cao ngất ngưỡng, nhiều nông dân ở nhiều tỉnh ĐBSCL đã bỏ lúa và các loại cây trồng khác để chuyển sang trồng chanh, bất chấp nguy cơ bị bí đầu ra.

21/05/2015
7 mã hàng tôm xuất sang Hàn Quốc có thuế XK 0% 7 mã hàng tôm xuất sang Hàn Quốc có thuế XK 0%

Với hạn mức 15.000 tấn tôm Hàn Quốc ưu đãi miễn thuế cho Việt Nam, sẽ có 7 mã hàng được áp thuế suất thuế XK 0% và áp dụng ngay khi Hiệp định Thương mai tự do (FTA) Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu lực.

21/05/2015
Chè xuất khẩu bị từ chối hệ lụy từ những bất cập Chè xuất khẩu bị từ chối hệ lụy từ những bất cập

Đầu năm 2015 đến nay, một số doanh nghiệp xuất khẩu (XK) chè của Việt Nam đã gặp phải tình trạng chè đã xuất đi bị trả lại. Đây là hệ lụy của hệ thống sản xuất và quản lý nhiều vùng chè còn bất cập.

21/05/2015
Tìm lối ra cho thị trường nông sản Tìm lối ra cho thị trường nông sản

Câu chuyện các tổ chức, các bộ, ban, ngành liên quan đứng lên kêu gọi người dân mua ủng hộ nông sản Việt thời gian qua là nguồn động viên thiết thực, góp phần gỡ khó cho nông dân. Tuy nhiên, nếu không có những giải pháp căn cơ thì có lẽ kịch bản đó rất có thể lặp lại.

21/05/2015