Xây Dựng 40 Mô Hình Sử Dụng Phân Viên Nén Nhả Chậm
Vụ mùa năm 2013, Công ty cổ phần Công nghệ nông nghiệp xanh (Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội) hỗ trợ 10/13 huyện, Thành phố của tỉnh (trừ Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang) xây dựng 40 mô hình sản xuất lúa, ngô sử dụng phân viên nén nhả chậm.
Theo đó, mỗi huyện sẽ xây dựng 4 mô hình (2 mô hình lúa, 2 mô hình ngô), mỗi mô hình 1.000 m2. Công ty hỗ trợ mỗi mô hình 38 kg phân viên nén nhả chậm các loại, gồm: phân viên nén dúi; phân viên nén vãi tùy theo điều kiện canh tác; cử cán bộ hướng dẫn nông dân kỹ thuật sử dụng phân viên nén, cách chăm sóc lúa, ngô...
Trước đó, vụ xuân năm 2013, Công ty đã xây dựng mô hình sử dụng phân viên nhả chậm bón dúi cho lúa trên diện tích 2.000 m2 tại xã Lê Lai, huyện Thạch An; hỗ trợ 72 kg phân viên nén dúi trị giá 1 triệu 152 nghìn đồng. Bước đầu được nông dân đánh giá là dễ sử dụng, tiết kiệm chi phí , giảm 40% công lao động so với phương thức canh tác truyền thống.
Đặc biệt, sử dụng phân bón viên nén nhả chậm không gây ô nhiễm môi trường, chỉ bón một lần đã đầy đủ lượng phân bón theo quy trình kỹ thuật. Lúa sinh trưởng và phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, đồng đều, cứng cây, bông lúa to thể hiện rõ đặc điểm của giống, ruộng sạch cỏ dại, năng suất đạt 7 tấn/ha, cao hơn năng suấ bình quân(5,4 tấn/ha).
Có thể bạn quan tâm
Theo TS. Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, cũng là một người gắn bó lâu năm với ngành Thủy sản, để phát triển thủy sản, không chỉ là những chính sách hỗ trợ đánh bắt ngoài khơi, ngành Thủy sản còn cần xây dựng một cơ chế hỗ trợ trên bờ.
Ông Phạm Hữu Tú, thôn Đồng Luật, xã Thành Mỹ được biết đến là một trong những người tiên phong trồng cây mắc ca ở các tỉnh phía Bắc. Ông cho biết: Năm 1998, gia đình ông nhận khoán 20 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất của Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành.
Trứng gà Tân An (Quảng Ninh) là một trong số những nông sản được tỉnh lựa chọn để xây dựng thương hiệu. Đây là cơ hội nâng cao uy tín sản phẩm; tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, việc được chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu vẫn chưa giúp gì nhiều cho trứng gà Tân An mở rộng hơn thị trường tiêu thụ...
Ông Phạm Hùng Sanh, thôn Xuốm, xã Đồng Lương, cho biết: Sau khi được chính quyền địa phương tuyên truyền, qua tìm hiểu thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng được sự hỗ trợ kinh phí, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cao su, gia đình tôi quyết định chuyển đổi một số diện tích vườn tạp và cây trồng kém hiệu quả sang trồng mới 1,5 ha cao su.
Ông Nguyễn Văn Chiểu, xã Gia Tân 2 (huyện Thống Nhất - Đồng Nai) nổi tiếng là người đi tiên phong sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi với quy mô lớn tại Đồng Nai. Hiện trang trại của ông đang có 500 heo nái, 3 ngàn heo thịt và đang đầu tư mở rộng trại, tăng đàn thêm 1 ngàn heo thịt.