Người Dân Trồng Thử Nghiệm Nấm Linh Chi Đỏ
Sau thời gian thành công với nấm bào ngư thương phẩm, chị Nguyễn Thị Như Thưởng, phường 8, thành phố Trà Vinh tiếp tục trồng thử nghiệm nấm linh chi đỏ. Chị cho biết, trong một lần đi tham quan mô hình trồng nấm linh chi đỏ ở một tỉnh miền Đông, chị nhận thấy đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao nên tìm tòi học hỏi, tiếp cận với phương pháp trồng nấm và trồng thử nghiệm mô hình này.
Với sự hỗ trợ tích cực của cán bộ nông nghiệp phường 8, đầu năm 2013, chị Thưởng bắt tay vào trồng nấm linh chi đỏ. Từ đợt đầu tiên cấy 1.000 bịch phôi nấm, qua theo dõi thấy nấm phát triển tốt, chị tiếp tục cấy tiếp đợt thứ hai và những đợt tiếp theo. Hiện nay chị đã thu hoạch nấm của đợt đầu tiên. Với chi phí khoảng 07 triệu đồng/1.000 bịch, sau thời gian khoảng 05 tháng thu hoạch gần 20kg nấm, lợi nhuận khoảng bốn triệu đồng. Nói về kỹ thuật và kinh nghiệm trồng nấm, chị Thưởng cho biết: Thời điểm thích hợp để cấy giống từ tháng 01 đến tháng 3 hoặc từ tháng 8 đến giữa tháng 9 dương lịch; nguyên liệu trồng chủ yếu là mùn dừa.
Hiện tại trên thị trường giá nấm linh chi khô dao động từ 600.000 - 1.000.000 đồng/kg có bán tại một số tiệm kinh doanh thuốc y học cổ truyền. Tuy nhiên, chị Thưởng bán với giá 1.500.000 đồng/kg, nhưng vẫn hút hàng. Giải thích về điều này, chị cho biết, sau khi thu hoạch đem phơi khô thì bán cho khách hàng, chứ không chiết suất làm giảm đi công dụng của nó. Chị Thưởng cho biết thêm: Nấm linh chi đỏ có màu nâu sậm, có lớp phấn bên ngoài rất dày đây còn gọi là bào tử (giá trị của nấm linh chi đỏ nầm trong lớp bào tử này), trên thị trường hiện nay có xuất hiện nấm linh chi đỏ mà bề mặt của nó láng bóng là đã qua chiết xuất).
Được biết nấm linh chi đỏ là một dược liệu quý, có giá thành cao, đầu ra tương đối ổn, do các cơ sở bào chế thuốc, làm trà ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông thu mua với số lượng không giới hạn. Chị Thưởng cho biết, hiện tại, vì trồng ít nên chị Thưởng chủ yếu bán cho người dân địa phương dùng làm quà biếu, hoặc dùng nấu nước uống trị các chứng bệnh về gan, giảm cân. Hiện nay chị đang chuẩn bị làm thêm trại để tăng dần diện tích nấm linh chi.
Quy trình trồng nắm linh chi:
- Dùng bịch nilon cho nguyên liệu vào (mùn dừa), sau đó tiến hành hấp khử trùng trong lò sấy để diệt các vi khuẩn nấm hại.
- Tiến hành cấy phôi giống nấm vào bich nguyên liệu đã được hấp khử trùng và ủ meo nấm để nuôi tơ.
- Sau thời gian ủ meo, nấm mọc đầy bịch phôi, lúc này bình nấm chuyển từ nâu đỏ sang màu trắng, đó là dấu hiệu nấm con xuất hiện. Giai đoạn này chuyển ra trại trồng tiến hành rút nút để chăm sóc dễ dàng và thuận lợi.
- Mỗi phôi nấm linh chi lần lượt cho ra 03 tai nấm.
Có thể bạn quan tâm
Tại huyện Thới Bình (Cà Mau), do giá giảm thấp khiến không ít diện tích mía sau khi thu hoạch đã được chuyển sang các loại cây trồng, vật nuôi khác, trong đó đang chiếm ưu thế là gừng. Sự phát triển diện tích trồng gừng ồ ạt do giá thành tăng cao đang khiến các ngành chức năng không khỏi lo ngại cho tương lai của gừng.
Theo Vicofa, sản lượng cà phê năm 2015 của Việt Nam được dự báo giảm khoảng 20 - 25% so với năm 2014; khiến Vicofa đưa ra mục tiêu xuất khẩu cà phê năm 2015 giảm khoảng 11,1% về kim ngạch so với năm 2014 - dự báo xuất khẩu khoảng 1,4 triệu tấn, trị giá khoảng 3,2 tỉ đô la Mỹ.
Ngoài tiêu thụ mạnh tại địa phương, đậu phộng ở huyện Tuy An còn được thương lái thu gom, chuyển vào TP Hồ Chí Minh bán cho các cơ sở sản xuất dầu ăn. Vào thời điểm này, giá bán mỗi kg đậu phộng tươi (còn vỏ) ở huyện Tuy An từ 7.000 đến 9.000 đồng. Nhờ năng suất thu hoạch và giá bán cao, mỗi sào đậu phộng trong thời gian khoảng 3 tháng đã cho hộ sản xuất thu nhập hơn 7 triệu đồng.
Không trồng luân canh cây hoa màu để cải tạo đất trong 3 năm theo quy trình tái canh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số nông dân ở xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột đã tái canh trực tiếp theo kinh nghiệm và bước đầu đã thành công, mở ra hướng đi mới đầy triển vọng trong việc giải quyết bài toán tái canh cà phê hiện nay.
Ông Nguyễn Trung Thành, ở thôn Phúc Xuân, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn chia sẻ, tham gia sản xuất chè an toàn, gia đình ông đã biết cách chăm sóc, thu hái và chế biến chè đúng kỹ thuật. Chè hái về được phơi trên giá lưới, không phơi trên nền sân như trước.