Hộ Gia Đình Nông Thôn Chịu Nhiều Cú Sốc
Một nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ipsard) mới đây cho thấy, có tới hơn 50% số hộ gia đình nông thôn (HGĐNT) chịu các “cú sốc” về thu nhập với nhiều mức độ khác nhau.
Nội dung nghiên cứu nói trên sẽ được công bố ngày 27.6, trong Hội thảo “Bức tranh hộ gia đình nông thôn Việt Nam” do Ipsard và Báo NTNN phối hợp tổ chức tại Hà Nội.
Nhiều loại “sốc” khác nhau
Theo nghiên cứu của Ipsard, trong các “cú sốc” mà HGĐNT gặp phải, có “sốc” cá nhân. Loại “sốc” này có thể đối phó được nhờ sự hỗ trợ của cộng đồng hoặc thông qua các hợp đồng bảo hiểm cá nhân chính thức. Tuy vậy, ở các quốc gia đang phát triển, thị trường bảo hiểm chính thức vẫn chưa thực phát triển.
Còn “sốc” ngoại cảnh khó có thể bảo hiểm nhờ sự hỗ trợ của cộng đồng và hiếm khi được bảo đảm trong các hợp đồng bảo hiểm cá nhân chính thức. Vì thế, hộ gia đình phải tìm giải pháp thay thế để cân đối chi tiêu nhằm đối phó với các cú sốc cá nhân như quản trị rủi ro - dự tính trước những rủi ro về thu nhập (điều chỉnh thu nhập) - bảo hiểm chính thức hoặc tiết kiệm để phòng khi khó khăn.
Nghiên cứu này cũng cho thấy, nguy cơ dễ bị tổn thương trước các cú sốc của các hộ gia đình chủ yếu do: Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các thảm họa thiên nhiên (báo cáo của Liên Hợp Quốc). Thiệt hại hàng năm do thiên tai là 1,5% GDP và ảnh hưởng trực tiếp tới 9 triệu người.
Tiết kiệm để giảm “sốc”
Nghiên cứu của Ipsard cũng chỉ rõ, cơ chế ứng phó hiệu quả nhất là bảo hiểm chính thức. Hiện thị trường bảo hiểm của Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế về quy mô và các sản phẩm bảo hiểm, nhất là bảo hiểm nông nghiệp còn đặc biệt hạn chế. Chính vì thế, trong giai đoạn 2004-2006, có 42% số hộ gia đình đã phải chịu cú sốc thu nhập, con số này trong giai đoạn 2006-2008 là 56% và giai đoạn 2008-2010 là 50%.
Đặc biệt, điểm đáng chú ý là những hộ gia đình trong nhóm giàu có nhất ít chịu ảnh hưởng nhất từ các cú sốc thu nhập và dường như dễ phục hồi hơn sau các cú sốc. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, những hộ gia đình thu nhập thấp và dân tộc thiểu số là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là khi thảm họa thiên nhiên xảy ra.
Những hộ gia đình gặp phải cú sốc trong giai đoạn 2006-2008 đã giảm mức tiết kiệm của họ trung bình khoảng 1 triệu đồng, trong khi các hộ gia đình không gặp phải cú sốc tương tự lại nâng mức tiết kiệm của họ.
Trong giai đoạn giữa năm 2008 và 2010, tất cả các hộ gia đình đều tăng mức tiết kiệm bình quân nhưng các hộ gặp phải cú sốc tăng tiết kiệm ít hơn những hộ không gặp phải cú sốc. Dư nợ tăng đối với các hộ phải chịu cú sốc cho thấy các hộ này có thể đã sử dụng tới hình thức tín dụng trong quá khứ để giải quyết các áp lực về tài chính.
Có thể bạn quan tâm
Theo ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP): 9 tháng năm 2014, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt gần 2,94 tỷ USD, tăng 42% so với cùng kỳ. Đến cuối năm, dự báo xuất khẩu tôm sẽ đạt mức 3,8 tỷ USD.
Những ngày này, trên các cánh đồng lúa, đồng bào dân tộc thiểu số của xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) đang khẩn trương bước vào mùa thu hoạch lúa lai. Vụ này, bà con ở đây đã chú trọng đưa vào gieo cấy các loại giống lúa lai nên đã đem lại năng suất cao và chất lượng gạo thơm, ngon.
Trao đổi về tình hình sản xuất khoai lang trên địa bàn, ông Nguyễn Ngọc Quyền, Trưởng Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Tuy Đức cho biết: “Từ tháng 6/2012, huyện Tuy Đức đã xây dựng vườn ươm giống khoai lang Nhật Bản bằng phương pháp nuôi cấy mô với diện tích 2 ha. Bắt đầu từ năm 2013, mỗi 1 ha cung cấp cây giống thế hệ F1 đủ trồng cho 30 ha.
Giống lúa là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến năng suất, sản lượng thu hoạch trên diện tích canh tác. Vì vậy, vụ mùa năm 2014 Chi cục Bảo vệ thực vật phối hợp với Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình triển khai sản xuất thử giống lúa thuần TBR225 tại xã Pom Lót (huyện Điện Biên).
Huyện Thống Nhất có khoảng 3.300 hécta đất đồi đá thuộc các xã: Quang Trung, Gia Tân 3... trước đây chủ yếu chuyên canh cây chuối vì chịu được khô hạn. Từ khi chương trình nông thôn mới đưa điện về tận các thôn, ấp, đảm bảo phục vụ sản xuất, người dân đã mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích những cây trồng cho hiệu quả cao.