Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xác Định Thủ Phạm Gây Hại Cao Su Lâm Đồng

Xác Định Thủ Phạm Gây Hại Cao Su Lâm Đồng
Ngày đăng: 30/03/2013

Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng dự báo trong tháng 3/2013 với nhiệt độ ban ngày cao, ban đêm xuống thấp, ẩm độ cao... sẽ dễ xuất hiện bệnh rụng lá và bệnh phấn trắng trên hầu hết diện tích cao su của tỉnh Lâm Đồng và có nguy cơ phát triển thành dịch. “Thủ phạm” chính gây bệnh được xác định là do nấm Oidium Haver Hypomyces.

 
Theo thống kê mới nhất, hiện nay diện tích cao su trên toàn tỉnh Lâm Đồng đã lên đến 7.343 ha, trong đó nhiều nhất là huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh đã trồng 5.209 ha; còn lại phân bổ ở các huyện Cát Tiên, Bảo Lâm, Di Linh, Đam Rông. Hàng năm, bệnh phấn trắng và bệnh rụng lá đã gây hại trên 1.000 ha cao su của huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh; tỷ lệ gây hại trên 30%. 
Trong tháng 2/2013, bệnh phấn trắng và bệnh rụng lá đã gây hại trên diện tích 914,6ha cao su ở các địa bàn Đạ Huoai và Đạ Tẻh. Qua triển khai các biện pháp phòng trừ tổng hợp theo hướng dẫn của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, đến nay bệnh được khống chế và chỉ còn 387 ha với tỷ lệ nhiễm bệnh từ 8,7 – 11,0%... Kỹ sư Nguyễn Văn Danh, Phó Phòng Kỹ thuật, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết: Với bệnh phấn trắng gây hại cây cao su, Chi cục đã hướng dẫn người chủ vườn sử dụng các hoạt chất có tên cụ thể như Sulfur, Carbendazim, Hexaconazole... để hoà với nước bơm phun từ 1.200 – 1.600 lít/ha. Bơm phun trên lá 3 lần vào buổi sáng ít gió, mỗi lần cách nhau từ 7 - 10 ngày. Tương tự, với bệnh rụng lá trên cây cao su, Chi cục cũng đã hướng dẫn chủ vườn diệt trừ “thủ phạm” nấm gây hại bằng các loại thuốc hoà với nước bơm phun trên tán lá, chồi non như: Anvil 5SC, Saizole 5SC, Chevin 5SC... 
Kỹ sư Danh cho biết thêm, với những biện pháp sinh học đã và đang được Chi cục hướng dẫn, khuyến cáo rộng rãi cho người trồng cao su trong tỉnh áp dụng phòng chống hiệu quả bệnh phấn trắng như: Vệ sinh toàn bộ vườn cao su đã bị bệnh, thu gom các mặt lá, cuống lá, cành, chồi non... bị bệnh đã rụng dưới đất để tiêu huỷ; bón phân đủ lượng cho cây sinh trưởng, tăng khả năng chống chịu với sâu bệnh hại, khi vườn cây cao su khai thác mủ thì tăng cường lượng bón phân vào cuối mùa mưa; giữ mật độ cây trồng hợp lý, không để quá dày; tạm ngừng khai thác mủ cao su khi cây bị nhiễm bệnh... 
Ngoài ra, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cũng vừa hoàn thành mô hình phòng trừ tổng hợp bệnh héo đen đầu lá do “thủ phạm” nấm bệnh tên là Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Mô hình này được triển khai trên 2 ha cao su 4 năm tuổi tại huyện Đạ Huoai, mật độ trồng 512 cây/ha. Kết hợp việc bón phân với áp dụng các biện pháp sinh học như vệ sinh tiêu huỷ những cành lá, cỏ dại... bị nhiễm bệnh còn sót lại cách mỗi bên gốc cây 1,5 mét, Chi cục đã sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau để bơm phun trên lá 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày. Kết quả vườn mô hình đã giảm bệnh héo đen đầu lá cao su từ 5,6% đến 7,5%; trong khi vườn không xử lý các biện pháp phòng trừ, tỷ lệ bệnh héo đen đầu lá cao su đã tăng lên đến 15,2%... 
Với những kết quả xác định các “thủ phạm” nấm bệnh nói trên, ngay từ tháng 3/2013 này, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng khuyến nghị Trung tâm Nông nghiệp các huyện trong tỉnh Lâm Đồng phải củng cố lực lượng dự báo viên, phối hợp với Hội Nông dân cấp xã để kiểm tra, phát hiện, hướng dẫn cho nông dân áp dụng quy trình phòng chống bệnh phấn trắng, bệnh héo đen đầu lá trên cây cao su một cách kịp thời, đầy đủ, không để bệnh gây hại nặng sẽ rất khó khống chế. Nếu “thủ phạm” gây ra các bệnh này diễn biến nhiều chiều hướng phức tạp khác, cơ quan nông nghiệp từ cơ sở phải cấp báo ngay Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng để có hướng chỉ đạo nhanh chóng, góp phần thực hiện tốt chỉ tiêu phát triển ổn định, bền vững 23.000 ha cây cao su trên địa bàn vào năm 2015.


Có thể bạn quan tâm

Anh Thương Binh Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Lươn Anh Thương Binh Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Lươn

Tuy bị thương mất đi một phần thân thể nhưng với nghị lực của người lính cụ hồ "tàn nhưng không phế", từ hai bàn tay trắng, chỉ sống vào đồng lương ít ỏi, anh đã vượt lên chính mình để vươn lên thoát nghèo bằng mô hình nuôi lươn.

26/06/2013
Cá Đầu Sấu, Loài Cá Cảnh Ngoại Lai Nguy Hại Cá Đầu Sấu, Loài Cá Cảnh Ngoại Lai Nguy Hại

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp bắt đầu xuất hiện loài cá đầu sấu (hay còn gọi là cá sấu hỏa tiển, cá Phúc Lộc Thọ...). Loài cá này do các cơ sở bán cá cảnh đưa ra bán cho những người chơi cá cảnh, con nhỏ nhất giá từ 160 - 200 ngàn đồng/con, loại 400gr - 1kg có giá từ 500 - 800 ngàn đồng/con.

27/06/2013
Nuôi Tôm Công Nghiệp Khó Ổn Định Với Dịch Bệnh Nuôi Tôm Công Nghiệp Khó Ổn Định Với Dịch Bệnh

Nông dân Cà Mau đang đối mặt với vụ nuôi tôm công nghiệp (NTCN) không thành công bởi dịch bệnh đốm trắng và gan tụy cấp tiếp tục hoành hành. Chính vì thế, việc tìm giải pháp căn cơ để gỡ khó cho ngành kinh tế mũi nhọn này là việc làm cấp bách.

27/06/2013
“Trắng” Bãi Nghêu Ở Tân Thành (Tiền Giang) “Trắng” Bãi Nghêu Ở Tân Thành (Tiền Giang)

Ông Trần Văn Vinh, một trong những người gắn bó với nghề nuôi nghêu ở biển Tân Thành (huyện Gò Công Đông - Tiền Giang) tâm tư: Có lẽ trong lịch sử mấy chục năm nuôi nghêu, năm nay nghêu chết nặng nhất và thiệt hại của địa phương cũng nhiều nhất.

25/03/2013
Sò Chết Hàng Loạt Chưa Rõ Nguyên Nhân Sò Chết Hàng Loạt Chưa Rõ Nguyên Nhân

Những năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã chủ động đấu thầu diện tích bài bồi ven sông, cửa biển để nuôi sò và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những tưởng năm nay họ sẽ gặt hái được một vụ mùa bội thu, nào ngờ thời điểm này đang trong vụ thu hoạch nhưng không hiểu nguyên nhân vì đâu mà tự nhiên sò bị chết hàng loạt gây thiệt hại rất lớn cho bà con.

27/06/2013