Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xác Định Thủ Phạm Gây Hại Cao Su Lâm Đồng

Xác Định Thủ Phạm Gây Hại Cao Su Lâm Đồng
Publish date: Saturday. March 30th, 2013

Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng dự báo trong tháng 3/2013 với nhiệt độ ban ngày cao, ban đêm xuống thấp, ẩm độ cao... sẽ dễ xuất hiện bệnh rụng lá và bệnh phấn trắng trên hầu hết diện tích cao su của tỉnh Lâm Đồng và có nguy cơ phát triển thành dịch. “Thủ phạm” chính gây bệnh được xác định là do nấm Oidium Haver Hypomyces.

 
Theo thống kê mới nhất, hiện nay diện tích cao su trên toàn tỉnh Lâm Đồng đã lên đến 7.343 ha, trong đó nhiều nhất là huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh đã trồng 5.209 ha; còn lại phân bổ ở các huyện Cát Tiên, Bảo Lâm, Di Linh, Đam Rông. Hàng năm, bệnh phấn trắng và bệnh rụng lá đã gây hại trên 1.000 ha cao su của huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh; tỷ lệ gây hại trên 30%. 
Trong tháng 2/2013, bệnh phấn trắng và bệnh rụng lá đã gây hại trên diện tích 914,6ha cao su ở các địa bàn Đạ Huoai và Đạ Tẻh. Qua triển khai các biện pháp phòng trừ tổng hợp theo hướng dẫn của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, đến nay bệnh được khống chế và chỉ còn 387 ha với tỷ lệ nhiễm bệnh từ 8,7 – 11,0%... Kỹ sư Nguyễn Văn Danh, Phó Phòng Kỹ thuật, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết: Với bệnh phấn trắng gây hại cây cao su, Chi cục đã hướng dẫn người chủ vườn sử dụng các hoạt chất có tên cụ thể như Sulfur, Carbendazim, Hexaconazole... để hoà với nước bơm phun từ 1.200 – 1.600 lít/ha. Bơm phun trên lá 3 lần vào buổi sáng ít gió, mỗi lần cách nhau từ 7 - 10 ngày. Tương tự, với bệnh rụng lá trên cây cao su, Chi cục cũng đã hướng dẫn chủ vườn diệt trừ “thủ phạm” nấm gây hại bằng các loại thuốc hoà với nước bơm phun trên tán lá, chồi non như: Anvil 5SC, Saizole 5SC, Chevin 5SC... 
Kỹ sư Danh cho biết thêm, với những biện pháp sinh học đã và đang được Chi cục hướng dẫn, khuyến cáo rộng rãi cho người trồng cao su trong tỉnh áp dụng phòng chống hiệu quả bệnh phấn trắng như: Vệ sinh toàn bộ vườn cao su đã bị bệnh, thu gom các mặt lá, cuống lá, cành, chồi non... bị bệnh đã rụng dưới đất để tiêu huỷ; bón phân đủ lượng cho cây sinh trưởng, tăng khả năng chống chịu với sâu bệnh hại, khi vườn cây cao su khai thác mủ thì tăng cường lượng bón phân vào cuối mùa mưa; giữ mật độ cây trồng hợp lý, không để quá dày; tạm ngừng khai thác mủ cao su khi cây bị nhiễm bệnh... 
Ngoài ra, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cũng vừa hoàn thành mô hình phòng trừ tổng hợp bệnh héo đen đầu lá do “thủ phạm” nấm bệnh tên là Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Mô hình này được triển khai trên 2 ha cao su 4 năm tuổi tại huyện Đạ Huoai, mật độ trồng 512 cây/ha. Kết hợp việc bón phân với áp dụng các biện pháp sinh học như vệ sinh tiêu huỷ những cành lá, cỏ dại... bị nhiễm bệnh còn sót lại cách mỗi bên gốc cây 1,5 mét, Chi cục đã sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau để bơm phun trên lá 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày. Kết quả vườn mô hình đã giảm bệnh héo đen đầu lá cao su từ 5,6% đến 7,5%; trong khi vườn không xử lý các biện pháp phòng trừ, tỷ lệ bệnh héo đen đầu lá cao su đã tăng lên đến 15,2%... 
Với những kết quả xác định các “thủ phạm” nấm bệnh nói trên, ngay từ tháng 3/2013 này, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng khuyến nghị Trung tâm Nông nghiệp các huyện trong tỉnh Lâm Đồng phải củng cố lực lượng dự báo viên, phối hợp với Hội Nông dân cấp xã để kiểm tra, phát hiện, hướng dẫn cho nông dân áp dụng quy trình phòng chống bệnh phấn trắng, bệnh héo đen đầu lá trên cây cao su một cách kịp thời, đầy đủ, không để bệnh gây hại nặng sẽ rất khó khống chế. Nếu “thủ phạm” gây ra các bệnh này diễn biến nhiều chiều hướng phức tạp khác, cơ quan nông nghiệp từ cơ sở phải cấp báo ngay Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng để có hướng chỉ đạo nhanh chóng, góp phần thực hiện tốt chỉ tiêu phát triển ổn định, bền vững 23.000 ha cây cao su trên địa bàn vào năm 2015.


Related news

Đậu Phộng Dại Phủ Vườn Thanh Long Đậu Phộng Dại Phủ Vườn Thanh Long

Nông dân Bình Thuận đang phát triển mô hình trồng đậu phộng dại thay thế rơm rạ phủ vườn thanh long. Đây là loài cây có thời gian sinh trưởng khá dài, từ 1 - 5 năm và có khả năng chống xói mòn, khống chế sự phát triển cỏ dại để lại nguồn hữu cơ cho đất và cây trồng.

Tuesday. November 19th, 2013
Nông Dân Trúng Giá Vú Sữa Nâu Thu Hoạch Sớm Nông Dân Trúng Giá Vú Sữa Nâu Thu Hoạch Sớm

Nông dân trồng vú sữa ở Tiền Giang, đang bước vào vụ thu hoạch vú sữa nâu sớm với niềm vui bán được giá cao, thị trường tiêu thụ rộng mở và người tiêu dùng ưa chuộng. Theo chị Ngô Thị Nhu, chủ vựa trái cây Dũng Nhu ở chợ đầu mối trái cây Vĩnh Kim, huyện Châu Thành cho biết: Vú sữa nâu được bán ở chợ đầu mối trái cây Vĩnh Kim với giá khoảng 420.000 đồng/chục (14 trái). Do vú sữa đầu mùa xuất hiện ít, nên phương thức mua bán được tính theo trái chứ không theo chục như chính vụ, tương đương 30.000 đồng/trái (loại trên 400 gam/trái). Giá này cao hơn chính vụ từ 8 đến 10 lần. Với mức giá trên, nhà vườn trồng vú sữa nâu thu lãi từ 300 - 400 triệu đồng/ha.

Tuesday. November 19th, 2013
Kết Quả Bước Đầu Của Mô Hình Trồng Cam Sành Xen Ổi Kết Quả Bước Đầu Của Mô Hình Trồng Cam Sành Xen Ổi

Trong 3 năm từ 2010 – 2013, Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng phối hợp với dự án Jica – Sofri triển khai thực hiện dự án “Cải thiện hệ thống khuyến nông để áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong trồng trọt cho nông dân nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long” tại huyện Kế Sách. Sau hơn 3 năm thực hiện, mô hình đã thu được kết quả khả quan.

Tuesday. November 19th, 2013
Cam Trung Quốc Cam Trung Quốc "Gắn Mác" Cam Vinh Lừa Khách

Tại chợ Long Biên, phần lớn cam đổ về chợ là cam Trung Quốc, cam Văn Giang (Hưng Yên). Trong đó, cam Trung Quốc bán đổ đống với giá 15.000-17.000 đồng/kg. Từ chợ Long Biên, cam về các chợ nhỏ lẻ, được “thay tên, đổi họ” gắn mác cam Vinh bán với giá cao.

Tuesday. November 19th, 2013
Khôi Phục Và Phát Triển Cây Cam Đặc Sản Minh Thành (Yên Thành - Nghệ An) Khôi Phục Và Phát Triển Cây Cam Đặc Sản Minh Thành (Yên Thành - Nghệ An)

Sau 2 năm dự án cạnh tranh nông nghiệp “vào” với vùng cam Minh Thành (Yên Thành - Nghệ An), những vườn đồi cam nơi đây đã có sự đổi thay rõ rệt. Chất lượng cũng như năng suất cây cam được cải thiện, thu nhập và đời sống người dân cũng được nâng lên đáng kể.

Tuesday. November 19th, 2013