Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chính sách là đòn bẩy để thu hút đầu tư nông nghiệp công nghệ cao

Chính sách là đòn bẩy để thu hút đầu tư nông nghiệp công nghệ cao
Ngày đăng: 01/12/2015

Trong bối cảnh đó, sản xuất nông nghiệp theo xu hướng chất lượng cao là tất yếu để tạo lập được thương hiệu cho nông sản Việt Nam và tăng sức cạnh tranh thị trường.

Chúng tôi đã trao đổi với GS,TS Võ Tòng Xuân (ảnh), Anh hùng Lao động, người đã có những đóng góp và luôn dành tâm huyết cho sản xuất nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), xung quanh vấn đề này.

Thưa giáo sư, trước tiên chúng ta hãy nhận diện sản xuất nông nghiệp hiện nay ở ĐBSCL ?

- Vì sao chúng ta đã có hơn 25 năm xuất khẩu gạo, nhưng sao vẫn chưa thể gọi là chuyên nghiệp trong lĩnh vực này? Nhìn lại, chúng ta tăng sản lượng nông sản dễ: từ thiếu ăn, thiếu mặc chuyển sang dư thừa để xuất khẩu.

Vì chính sách đổi mới quản lý nông nghiệp khuyến khích sản xuất cá thể, nông dân có thủy lợi, giống mới, vật tư nông nghiệp mua bán tự do, mạnh ai nấy sản xuất theo khả năng mình.

Tuy nhiên, sau một thời gian, nhiều điểm yếu đã bộc lộ.

Nổi lên là tập quán “hùa nhau bắt chước” trồng cây, nuôi con bất chấp nhu cầu thị trường.

Và tất nhiên sẽ dẫn đến các hệ lụy.

Cụ thể, khó tăng chất lượng sản phẩm, vì: không theo quy định an toàn vệ sinh thực phẩm; áp dụng kỹ thuật nuôi trồng theo kinh nghiệm chứ ít nghiêm túc tuân theo quy trình GAP, mẫu mã sản phẩm không đúng chuẩn nông nghiệp cao GAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) nên chất lượng nguyên liệu không đạt chuẩn an toàn; thủy sản phát triển, nhưng không bền vững; chăn nuôi phát triển chậm… khó tìm đầu ra.

Cảnh trúng mùa rớt giá nhãn tiền; chuyện “trồng rồi chặt, chặt rồi trồng” gây thiệt hại lớn cho nhà nông luôn tiếp diễn.

Giáo sư nhận định gì về nguồn lực chúng ta đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao ?

- Đây là vấn đề sống còn của sản xuất nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh chúng ta hội nhập sâu rộng.

Lấy cây lúa làm ví dụ, Nhà nước và nhân dân tập trung đầu tư đúng mức cho lĩnh vực thủy lợi… Nhưng nói để nông dân muốn đầu tư làm nhà lưới, các máy móc hiện đại phục vụ sản xuất nông nghiệp thì còn nhiều vấn đề phải nói, phần lớn nông dân phải tự bỏ tiền đầu tư.

Ngay trong sản xuất lúa, khâu giống, kỹ thuật gần như giao cho các viện nghiên cứu và giao cho họ “tìm nguồn tiền” chứ không giao cấp kinh phí nghiên cứu về cây lúa.

Và nhiều viện, trường gặp khó khi vận động tổ chức tài trợ - họ nói: “Gạo anh xuất khẩu rồi, “hỗ trợ” gì !?” Những doanh nghiệp lớn xuất khẩu gạo như các tổng công ty lương thực đã đầu tư gì nghiên cứu cho cây lúa? Đó là một câu hỏi theo dạng dân gian hay nói “có qua, có lại, mới toại lòng nhau”!

Nhiều doanh nghiệp dạng “đại gia” đã nhảy vào đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, Công ty Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) là một ví dụ tại ĐBSCL ?

- Đây là một tín hiệu tốt.

Tuy nhiên, phương thức đầu tư, mối liên kết hài hòa giữa nông dân và doanh nghiệp ra sao… vẫn cần thời gian đánh giá.

Vừa qua, AGPPS đầu tư vào nông nghiệp.

Tuy nhiên, mô hình đầu tư này cần có những đánh giá chính xác có làm cho nông dân sử dụng nhiều thuốc BVTV, chi phí tăng hay không.

Mô hình này khó “bắt chước”.

Vì có cả ngàn nhân viên của AGPPS cùng nông dân ra đồng.

Thực tế, ở ĐBSCL đã có doanh nghiệp vừa đầu tư nguồn lực đầu vào giúp hàng nông sản đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, vừa bao tiêu luôn sản phẩm, đáp ứng đúng nguyện vọng của nông dân.

Còn AGPPS thì đầu tư theo từng phân khúc.

lVậy, theo giáo sư, muốn tăng tốc thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao thì doanh nghiệp hay chính sách là vấn đề mấu chốt ?

- Theo tôi, hiện tại chính sách để kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là quan trọng.

Nhiều doanh nghiệp vẫn còn dè dặt trong lĩnh vực này - nhất là doanh nghiệp nước ngoài.

Doanh nghiệp nước ngoài thích đầu tư vào nông nghiệp nhưng chính sách của chúng ta cần hoàn thiện minh bạch, để họ không còn e ngại sự cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước.

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực cho làn gió đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao ra sao, thưa giáo sư ?

- Trước hết, các trường cao đẳng nghề hoặc đại học thực hành phải thiết kế chương trình đào tạo nhân lực chuyên môn cung cấp cho HTX nông nghiệp (HTXNN), các khu công nghiệp chế biến hàng nông sản, các chương trình PR, tiếp thị.

Nguồn nhân lực đại học, cao đẳng có năng lực quản lý kinh doanh nông nghiệp này sẽ tham gia trong Ban điều hành của HTXNN nào chưa có cán bộ dạng này.

Xã viên các HTXNN phải được huấn luyện thật kỹ quy trình GAP của loại sản phẩm nuôi trồng, bảo đảm năng lực cạnh tranh trong sản xuất ngành hàng.

Mọi nông dân đổi mới, không làm ăn cá thể nữa, mà phải tham gia HTXNN hoặc Hiệp hội sản xuất ngành hàng (lúa gạo, xoài, vú sữa, bưởi…).

Xin cảm ơn giáo sư !


Có thể bạn quan tâm

Ngăn chặn việc dùng chất cấm trong chăn nuôi Ngăn chặn việc dùng chất cấm trong chăn nuôi

Trong những ngày qua, thông tin một số hộ chăn nuôi heo ở tỉnh Đồng Nai tiếp tục sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã khiến người tiêu dùng và các hộ chăn nuôi chân chính ở vùng Đông Nam bộ hết sức lo ngại. Trước thực trạng này, các cơ quan quản lý Nhà nước đã kiến nghị xử lý hình sự những người dùng chất cấm trong chăn nuôi.

22/08/2015
Người đầu tiên nuôi vịt trời ở Quảng Ninh Người đầu tiên nuôi vịt trời ở Quảng Ninh

Trước khi bắt tay vào nuôi vịt trời như hiện nay, anh Đào Duy Khương (thôn 2, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh), sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Hàng hải Hải Phòng đã có vài năm công tác tại Công ty TNHH Nhà nước MTV Công nghiệp tàu thuỷ Bến Kiền (TP Hải Phòng). Một thời gian sau thì anh lấy vợ là giáo viên ở Hải Hà, lần lượt sinh 2 con gái. Lương “ba cọc ba đồng”, lại xa nhà nên anh không giúp đỡ gì được vợ con.

22/08/2015
Từ giống lúa Long Hồ 1 đến Long Hồ 10 Từ giống lúa Long Hồ 1 đến Long Hồ 10

Quanh năm gắn bó với ruộng đồng, ông Phạm Văn Long (ấp An Phú A, xã Long An - Long Hồ - Vĩnh Long) đã dành trọn tình yêu cho cây lúa. Bằng sức sáng tạo, ông liên tiếp gặt hái thành công trong việc sáng chế máy chà lúa và lai tạo nhiều giống lúa mới.

22/08/2015
Cấp cây sâm Ngọc Linh giống cho 9 xã Cấp cây sâm Ngọc Linh giống cho 9 xã

Ngày 20-8, UBND huyện Nam Trà My, Quảng Nam tiến hành cấp Sâm giống cho 9 xã Trà Mai, Trà Dơn, Trà Leng, Trà Tập, Trà Cang, Trà Nam, Trà Vân, Trà Vinh và Trà Don. Việc cấp cây Sâm giống này là nhằm để Sâm Ngọc Linh phát triển mạnh và giúp nhân dân các xã từng bước thoát nghèo nhờ cây Sâm

22/08/2015
Mô hình trồng màu trên đất bồi ven đê cho hiệu quả cao ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng) Mô hình trồng màu trên đất bồi ven đê cho hiệu quả cao ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng)

Được thành lập cuối năm 2014, hợp tác xã trồng màu ở ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng có 47 thành viên với diện tích sản xuất trên 11,5 ha. Năm 2013, được Tổ chức hợp tác kỹ thuật của Cộng hòa Liên bang Đức (GTZ) tài trợ Dự án “Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển tỉnh Sóc Trăng” trồng rừng phòng hộ chắn sóng ở khu vực đê biển ở ấp Mỏ Ó. Đây là dự án nhằm cung cấp những giải pháp thử nghiệm để quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu.

22/08/2015