Cơ hội thoát nghèo từ nghề trồng nấm
Tuy mới ra đời nhưng HTX trồng nấm và kinh doanh tổng hợp Hoàng Thành (thôn 8, xã Sơn Trường) đã thu hút sự tham gia đông đảo của bà con nhân dân.
Hiện nấm thành phẩm của HTX gồm 2 loại là nấm sò và nấm mộc nhĩ.
Do nguồn nguyên liệu trồng nấm (mùn cưa cao su) chưa có tại địa phương nên HTX phải nhập từ Trung tâm Nấm ăn và Nấm dược liệu Hà Tĩnh với giá 6.000 đồng/bịch nấm sò và 5.500 đồng/bịch nấm mộc nhĩ.
Năm 2014, trung tâm đã cung cấp 500 bịch nấm mộc nhĩ và 2.000 bịch nấm sò cho HTX.
Không chỉ vậy, trung tâm còn đóng vai trò là đơn vị bao tiêu sản phẩm.
Ngoài ra, “nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho HTX trong sản xuất, dự án SRDP đã đầu tư 169 triệu đồng; đồng thời, hỗ trợ cán bộ kỹ thuật, tổ chức các lớp tập huấn cho bà con nông dân”, cán bộ dự án SRDP phụ trách địa bàn huyện Hương Sơn - Đậu Mạnh Đức nhấn mạnh.
Thành quả sau những ngày chăm bẵm đã thu về “quả ngọt”.
Tính đến tháng 1/2015, HTX được Trung tâm Nấm ăn và Nấm dược liệu Hà Tĩnh tiêu thụ toàn bộ sản phẩm nấm mộc nhĩ với giá bán 100.000 đồng/kg.
Nấm sò, nấm rơm được tiêu thụ tại chỗ và các vùng lân cận với mức giá 30.000 đồng/kg.
Đây được xem là tín hiệu tích cực, tạo đà thúc đẩy người dân phát triển kinh tế.
Trong năm nay, HTX đã mở rộng quy mô về nấm sò (3.000 bịch) và nấm mộc nhĩ (9.000 bịch).
Theo ông Nguyễn Trọng Thành, uớc tính lợi nhuận tăng từ 69.900.000 đồng lên 120.400.000 đồng.
Được biết, trong tương lai, HTX sẽ đầu tư mô hình trồng nấm linh chi để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Trồng nấm còn mang lại hiệu quả về mặt xã hội như tạo việc làm ổn định cho con em địa phương, góp phần cải thiện cuộc sống; giảm tỷ lệ nghèo của xã, riêng các hộ nghèo/cận nghèo trong HTX đã cơ bản thoát nghèo.
Hơn nữa, phát triển nghề trồng nấm góp phần hạn chế tình trạng đốt rơm rạ, tăng khả năng thích ứng với khí hậu cực đoan, giảm tối đa thiệt hại do biến đổi khí hậu.
Chủ tịch UBND xã Sơn Trường Trần Minh Truyền khẳng định: “Nghề trồng nấm có nhiều ưu điểm như chi phí đầu tư ban đầu ít, tận dụng được thời gian nông nhàn và phù hợp với mọi đối tượng lao động.
Với đầu ra ổn định, chúng tôi kỳ vọng mô hình trồng nấm sẽ gặt hái được thành công.
Trong năm 2016, sau khi hoàn tất việc chuyển giao KHCN và tự chủ được nguồn nguyên liệu, nghề trồng nấm sẽ mở ra cơ hội “vàng” cho người dân, giúp địa phương thoát nghèo bền vững”.
Có thể bạn quan tâm
Tình trạng nuôi TCT tràn lan, trong vùng ngọt hóa ngày càng gia tăng, chưa có giải pháp ngăn chặn kịp thời. Để giải quyết bài toán khó này, UBND tỉnh Bến Tre vừa phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết nuôi TCT trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Cùng với sự hỗ trợ về vốn, kiến thức khoa học kỹ thuật và bao tiêu đầu ra cho sản phẩm măng tây xanh, huyện Gia Bình tích cực tạo điều kiện mở rộng diện tích trồng khoai tây Atlantic, lúa nếp phu thê, dưa chuột bao tử xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị thu nhập trên một diện tích canh tác, tiến tới hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
Theo đa số người nuôi cá lóc ở xã Phú Thọ, trong khi dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, thì sản phẩm thủy sản đang được người tiêu dùng quan tâm nên tiêu thụ dễ dàng, giá bán tăng. Với giá bán như hiện nay, trung bình 1 tấn cá lóc thương phẩm, người nuôi sẽ có lãi khoảng 7 triệu đồng.
Sản lượng thảo quả của xã Nậm Cang giảm mạnh là do đợt mưa tuyết đầu năm 2014 đã làm hàng trăm ha thảo quả của nhân dân bị héo, chậm phát triển, không thể ra hoa. Hiện, trên địa bàn xã Nậm Cang có gần 680 ha thảo quả, trong đó 370 ha đã đến kỳ cho thu hoạch, 310 ha còn lại sẽ cho thu hoạch trong những năm tiếp theo.
Bộ Công Thương và Phái đoàn EU tại Việt Nam thông qua Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư châu Âu (EU-MUTRAP), phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ Kiên Giang, Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc và các cơ quan liên quan sẽ tổ chức Tuần lễ truyền thông chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc” cho sản phẩm nước mắm.