Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đánh thức ngô đông

Đánh thức ngô đông
Ngày đăng: 15/10/2015

Đây được xem là cú hích vực dậy diện tích ngô đông ở miền Bắc.

Bài toán công lao động

Là cây vụ đông ưa ấm chủ lực, diện tích ngô đông ở các tỉnh phía Bắc có giai đoạn đã mở ra xấp xỉ con số 150 nghìn ha.

Tuy nhiên từ sau năm 2010, diện tích ngô đông liên tục tụt mạnh, năm 2013 chỉ còn khoảng 126 nghìn ha.

So với các loại rau màu khác, giá trị kinh tế của ngô không có nhiều cạnh tranh.

Với năng suất ngô đông bình quân ở miền Bắc chỉ khoảng 4,5 - 5 tấn/ha, mỗi sào ngô nếu được mùa chỉ được 2 tạ, giá bình quân chỉ khoảng 5 - 6 nghìn đồng/kg, giá trị kinh tế chỉ trên dưới 1 triệu đồng/sào, kéo dài trong 3 tháng.

Trong bối cảnh lực lượng lao động trẻ, khỏe ở nông thôn ngày càng thiếu hụt, việc canh tác ngô đông theo phương pháp cày đất, lên luống như trước đây tốn quá nhiều công lao động.

Đây được xem là nguyên nhân khiến ngô là sự lựa chọn kém hấp dẫn cho vụ đông.

Tuy nhiên, nếu so với những cây vụ đông khác, ngô lại là cây có khả năng thích nghi rộng trên mọi chân đất, nhất là đất 2 lúa; không đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật canh tác; đầu tư thấp; sản phẩm không bị áp lực đầu ra… nên có thể nói vẫn là cây dành cho người nghèo.

Vì thế, đây vẫn là cây trồng chính, dễ dàng mở rộng diện tích ra quy mô lớn để tăng giá trị SX cho vụ đông.

Vấn đề đặt ra để có thể tăng được diện tích ngô, đó là làm sao tăng được năng suất, giảm công lao động.

Với định hướng này, vụ đông 2015, Bộ NN-PTNT đã giao Trung tâm Chuyển giao công nghệ & khuyến nông (Viện Khoa học nông nghiệp VN) tiếp tục đẩy mạnh các mô hình áp dụng gói kỹ thuật tổng hợp nhằm tăng năng suất, giảm đầu tư, giảm công lao động, trong đó trọng tâm là giải pháp làm đất tối thiểu, kết hợp ngô làm bầu, tăng mật độ…

Hàng loạt mô hình áp dụng gói kỹ thuật này đã được triển khai tại nhiều địa phương như Phú Thọ, Hà Nội, Vĩnh Phúc… được nông dân đánh giá cao.

Về xã Hương Nộn (huyện Tam Nông, Phú Thọ) thời điểm này, những cánh đồng ngô đông bạt ngàn, dù mới chỉ được đưa xuống chân đất lúa khoảng nửa tháng nhưng cây đã cao quá đầu gối, xanh mướt mát.

Hương Nộn là địa phương có truyền thống SX ngô đông lớn của huyện Tam Nông, nhưng ít năm nào, diện tích ngô tăng lên được tới trên 95 ha trên chân đất 2 lúa như năm nay.

Ông Hoàng Quyết Thắng, Giám đốc HTXNN Hương Nộn bảo, cây ngô gắn với vụ đông của xã từ trước những năm 90, tuy nhiên mấy năm nay vị thế cây trồng này bắt đầu có dấu hiệu lung lay, giảm diện tích, một phần bởi tốn quá nhiều công lao động.

Truyền thống canh tác của người dân ở đây vẫn là kết thúc vụ đông, mỗi sào đất phải mất một công cắt, gom gốc rạ; sau đó thuê cày đất mất ít nhất 100 nghìn đồng; lên luống và xuống giống từ 2-3 công, vì vậy diện tích ngô mỗi hộ thường chỉ 3 - 5 sào là cùng…

Làm đất tối thiểu + ngô chuyển gen

Vụ đông 2015, HTXNN Hương Nộn đã mạnh dạn phối hợp với Trung tâm CGCN&KN đưa mô hình canh tác ngô theo hình thức làm đất tối thiểu, kết hợp với giống ngô chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ và kháng sâu đục thân vào SX.

Theo đó, trước khi thu hoạch lúa mùa, trung tâm đã hỗ trợ nông dân việc làm bầu ngô bằng máy.

Gặt lúa xong, nông dân chỉ cần dùng máy cắt cỏ cắt gốc rạ một loạt, sau đó không cần cày đất mà chỉ cần tạo các rãnh thoát nước rộng chừng 20 cm, rãnh cách rãnh từ 2 – 4m để thoát nước mặt ruộng.

Ngô bầu đã được gieo sẵn từ 7-10 ngày lập tức được đặt trên bề mặt ruộng khi chân ruộng còn ẩm ướt, chỉ cần lấp sơ để kín bầu.

Cách làm này giúp nông dân tiết kiệm được 100 nghìn đồng/sào công cày đất, 2 - 3 công lên luống so với trước đây.

“Về phía HTX, trước đây do làm luống cao nên mỗi đợt không khí lạnh HTX phải bơm nước ngập sâu rãnh, tuy nhiên bây giờ không còn phải bơm nước nữa do mặt ruộng luôn được giữ ẩm rất tốt”, anh Hoàng Quyết Thắng cho biết.

Xã Bản Nguyên (huyện Lâm Thao, Phú Thọ) lần đầu tiên thực hiện mô hình làm đất tối thiểu cho ngô.

Ông Nguyễn Trọng Hiển, khu 6, xã Bản Nguyên có 8 sào ngô đông tiếp cận với hình thức canh tác này khá bất ngờ.

"Thấy ruộng lúa gặt xong để nguyên vậy, không cày đất tôi lo quá, ngô làm bầu sau 7 ngày đưa ra ruộng chỉ loe ngoe 3 - 4 lá, không ngờ chỉ sau 2 tuần đã tốt vượt lên cao quá đầu gối.

Không những thế, do chân ruộng được phủ kín một lớp gốc rạ nên đất luôn được giữ ẩm, không còn phải thường xuyên tưới nước", ông Hiển nói.

Nhờ tiết kiệm được công lao động, tại nhiều địa phương của Hà Nội, diện tích ngô đông 2015 đã có dấu hiệu tăng mạnh trở lại.

Theo ông Lê Văn Lanh, Giám đốc HTXNN Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), diện tích ngô đông năm nay toàn xã đã tăng gấp đôi, đạt 135 ha, chiếm 50% diện tích đất 2 lúa.

Nhiều diện tích trước đây bỏ hoang được trồng ngô chuyển gen theo hình thức làm đất tối thiểu.

Theo ông Lanh, việc đưa giống ngô chuyển gen vào SX sẽ thuận lợi hơn vì có thể phun thuốc trừ cỏ, nhất là trừ được lúa chét nên nông dân không phải tốn công làm cỏ như trước.

Ông Lanh cho biết thêm, hình thức trồng ngô làm đất tối thiểu đã được áp dụng tại địa phương từ lâu, tuy nhiên người dân chủ yếu ngâm ủ giống và gieo hạt trực tiếp xuống chân ruộng.

Hình thức này có ưu điểm đỡ tốn công nhưng lại tiềm ẩn rủi ro, nhất là khi gặp mưa lớn đầu vụ, tỉ lệ nảy mầm thấp, cây phát triển không đồng đều.

“Đã trồng ngô làm đất tối thiểu thì nhất định phải kết hợp với làm bầu, bởi ngô sinh trưởng đều, khỏe, đồng thời có thể rút ngắn được thời gian thu hoạch sớm 10 ngày so với gieo thẳng”, ông Lanh nhận xét.

"Về bản chất, bộ rễ của ngô là chân kiềng, ăn nông nên sau khi đưa ngô bầu xuống chân ruộng lúa không làm đất, ngô vẫn sinh trưởng phát triển không kém so với phương pháp làm đất.

Không chỉ tiết kiệm cơ bản công lao động, hình thức canh tác này có thể giúp tăng mật độ ngô từ khoảng 4 - 4,5 vạn cây/ha lên 6 - 7 vạn cây/ha mà vẫn không hạn chế khả năng sinh trưởng.

Tại nhiều mô hình do Trung tâm CGCN&KN triển khai, việc tăng mật độ có thể thể giúp tăng năng suất ngô bình quân từ 4,5 tấn/ha như hiện nay lên 6-7 tấn/ha.

Đây là một giải pháp mang lại triển vọng rất lớn để tăng năng suất, đẩy nhanh diện tích ngô đông cho các tỉnh miền Bắc".

(TS Lê Quốc Thanh, GĐ Trung tâm CGCN&KN)


Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi cây trồng tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp Chuyển đổi cây trồng tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) hình thành 2 khu vực cây trồng chính: Lúa nước tập trung chủ yếu ở các xã Xuân Hải, Tân Hải, Hộ Hải và Phương Hải, với diện tích 2.200ha; hành, tỏi, rau màu trồng nhiều ở Vĩnh Hải, Thanh Hải, Nhơn Hải.

20/06/2015
Đổ bỏ nhiều tấn hành tây vì chờ tăng giá Đổ bỏ nhiều tấn hành tây vì chờ tăng giá

Thời gian qua, rất nhiều hộ nông dân ở phường 7, nơi có diện tích trồng hành tây lớn nhất Đà Lạt đã phải đem hành đổ vì thời gian trữ trong kho chờ tăng giá quá lâu dẫn đến nông sản này bị hư hỏng, nảy mầm.

20/06/2015
Phú Yên phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn Phú Yên phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn

Chiều 15/6, tại huyện Sông Hinh (Phú Yên), Sở NN-PTNT tổ chức lễ phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn. Tham dự buổi lễ có tiến sĩ Ignazio, chuyên gia Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT); tiến sĩ Bùi Xuân Phong, Phó phòng Quản lý sinh vật hại rừng Cục Bảo vệ Thực vật; tiến sĩ Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT.

20/06/2015
Phú Yên phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn Phú Yên phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn

Chiều 15/6, tại huyện Sông Hinh (Phú Yên), Sở NN-PTNT tổ chức lễ phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn. Tham dự buổi lễ có tiến sĩ Ignazio, chuyên gia Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT); tiến sĩ Bùi Xuân Phong, Phó phòng Quản lý sinh vật hại rừng Cục Bảo vệ Thực vật; tiến sĩ Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT.

20/06/2015
Hối hả nhổ mì chạy mưa Hối hả nhổ mì chạy mưa

Sau cơn mưa lớn vào tối 13.6, nhiều nông dân trồng mì trên đất ruộng đã phải hối hả nhổ mì để chạy mưa do sợ mì bị thối củ.

20/06/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.