Ngô chuyển gen, hướng đi mới

Lựa chọn thông minh, hiệu quả rõ rệt
Tiếp xúc một vòng với nông dân, điều gây ấn tượng mạnh mẽ với chúng tôi chính là tư tưởng tiến bộ và niềm tin vào công nghệ chuyển gen của nông dân địa phương.
Ông Nguyễn Đình Sức, nông dân xã Tân Lập, huyện Mộc Châu cho biết, ông chọn giống ngô NK66 Bt/GT sau quá trình tìm hiểu thông tin cụ thể và rõ ràng.
Đây là một trong những giống ngô tốt nhất trên thị trường hiện nay nhờ công nghệ chuyển gen và xử lý hạt giống tiên tiến, giúp cây ngô tăng cường khả năng phát triển, kháng sâu đục thân và có khả năng chống chịu thuốc trừ cỏ gốc glyphosate.
Đó là lý thuyết, còn qua thực tế canh tác thì nhắm mắt ông Sức cũng có thể kể vanh vách một danh sách dài những ưu điểm mà mình nhận thấy.
Đầu tiên là hạt giống ngô chuyển gen đã được xử lý Cruiser giúp tăng cường sức đề kháng của cây con trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chống được sâu xám nên cây mọc đều, không bị mất khoảng.
Tiếp đến là phun thuốc cỏ dễ dàng, ngô thành phẩm nặng hạt, năng suất cao, chưa kể ngô không bị sâu đục trái cắn phá nên nhìn rất đẹp và “đã mắt”, ruộng thì sạch cỏ từ đầu cho đến cuối vụ.
Vụ đầu tiên, ông Sức SX đạt 19 tấn bắp tươi/ha trên diện tích 1,5 ha, cao hơn ngô thường 30%.
Lợi nhuận thu được 25 triệu đồng/ha, so với giống ngô thường thì lợi nhuận tăng thêm đến gần 50%.
Lợi nhuận tăng thêm từ việc tiết kiệm này ông sẽ đầu tư thêm cho vụ SX năm 2016 để chuyển sang trồng toàn bộ giống ngô chuyển gen.
Thậm chí, ông còn mạnh dạn đề nghị Cty Syngenta Việt Nam là đơn vị cung cấp giống ngô chuyển gen chính cho thị trường Sơn La đưa ra nhiều giống ngô chuyển gen hơn nữa để nông dân có thêm lựa chọn.
Giảm chi phí chăm sóc và tăng thu nhập cũng là ưu điểm vượt trội mà ông Bùi Văn Toan, nông dân xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu tâm đắc về ngô chuyển gen.
Sau quá trình tìm hiểu, ông Toan quyết định trồng ngô chuyển gen NK66 Bt/GT trên 1 ha ruộng.
Kết quả vụ đầu đạt năng suất 17 tấn bắp tươi/ha, lợi nhuận 20,8 triệu đồng/ha, tăng đến 13,5 triệu đồng/ha so với giống ngô thường.
“Gia đình có hai cháu đang học đại học rất tốn kém.
Nhờ ngô chuyển gen mà có thêm thu nhập để trang trải cho việc học tập của các cháu. Hơn nữa, tôi còn có thời gian rảnh để đỡ đần vợ trong việc SX, nhờ đó mà kinh tế gia đình được cải thiện hơn", ông Toan chia sẻ.
Nhờ ngô có khả năng chống chịu thuốc trừ cỏ gốc glyphosate nên ông Toan giảm hẳn công và chi phí mua thuốc BVTV, chỉ cần phun một lần duy nhất sau khi cây mọc mà ruộng đã sạch bóng cỏ, khi thu hoạch thì bắp nào bắp nấy đều tăm tắp chẳng hề bị sâu hại.
Hướng đi mới
Theo ông Trương Hoa Bắc, Phó Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu, hiện nay nông dân đang lạm dụng thuốc trừ cỏ và thường phải phun đi phun lại mới đảm bảo hiệu quả trừ cỏ.
Trồng ngô chuyển gen NK66 Bt/GT chỉ phun 1 lần thuốc trừ cỏ gốc glyphosate đã có thể khống chế được cỏ dại. Điều này vừa giúp tiết kiệm chi phí cho nông dân, vừa đảm bảo an toàn môi trường và nguồn nước.
Vừa qua, đoàn kiểm tra gồm đại diện Sở NN-PTNT, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục BVTV của tỉnh Sơn La đã có chuyến thăm và ghi nhận tích cực về hiệu quả của giống ngô này.
Có thể thấy, trong điều kiện canh tác gặp nhiều khó khăn, ngô chuyển gen là một hướng đi mới mang lại hiệu quả cao, góp phần cải thiện thu nhập cho người nông dân và phần nào giảm áp lực nhập khẩu nguyên liệu phục vụ ngành thức ăn chăn nuôi trong nước.
Đại diện đoàn cho biết, qua tham quan các ruộng ngô chuyển gen do chính nông dân tự canh tác, đoàn đã bị thuyết phục bởi những ưu việt về khả năng kháng sâu đục thân, chống chịu thuốc trừ cỏ gốc glyphosate.
Đề nghị Syngenta tăng cường hơn nữa công tác mô hình và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới cho bà con nông dân.
Vụ ngô năm 2015, Sở NN-PTNT Sơn La đã đề nghị các Cty cung ứng giống chuyển gen triển khai rộng rãi các mô hình tối thiểu 1 ha/mô hình trên 10/12 huyện thị trong toàn tỉnh.
Về phía Cty Syngenta Việt Nam, đơn vị chủ lực cung cấp giống ngô chuyển gen cho Sơn La, cũng đã triển khai nhiều buổi tập huấn, tư vấn kỹ thuật cho nông dân.
Qua đó giúp bà con có điều kiện tiếp cận và trang bị những hiểu biết cũng như kỹ năng cần thiết để phát huy tiềm năng năng suất của giống ngô chuyển gen.
Đến nay toàn tỉnh đã có 1.500 ha trồng ngô chuyển gen, năng suất bình quân 9 - 10 tấn/ha.
Xin mượn lời ông Phạm Xuân Thủy, nông dân xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu thay cho lời kết: “Là một nông dân trồng ngô, tôi thiết nghĩ chọn giống ngô chuyển gen NK66 Bt/GT là sự lựa chọn thông minh và đáng tin cậy.
Bản thân tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền để bà con trong xã và các vùng lân cận hiểu hơn về giống ngô này và đầu tư cho đúng mức để cải thiện cuộc sống”.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Thới Bình được mệnh danh là "vương quốc" tôm càng xanh ở Cà Mau. Không chỉ là địa phương dẫn đầu cả tỉnh về diện tích, sản lượng mà người nuôi tôm càng xanh ở đây còn đi đầu trong việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Tỉnh Sóc Trăng không khuyến khích mở rộng diện tích mà người nuôi cần tập trung vào công trình ao nuôi theo quy hoạch cụ thể, không khuyến khích hộ nuôi thâm canh, bán thâm canh ở những khu vực không đảm bảo nguồn nước, thủy lợi, điện sản xuất để hạn chế rủi ro.

Diện tích nuôi tôm ở huyện Cần Đước (Long An) có trên 1.600 ha; trong đó, diện tích nuôi tôm sú chiếm khoảng 1/5, còn lại là nuôi tôm thẻ chân trắng.

Triển khai xây dựng dự án thí điểm đồng quản lý sò lông tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, Chi cục Thủy sản tỉnh đã tiến hành thả 57 tấn giống sò lông nhằm góp phần phục hồi sò lông tự nhiên, để hướng tới bảo vệ và tổ chức khai thác bền vững.

Hiện nay, bà con nông dân huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đang bước vào mùa thu hoạch cá bổi thương phẩm.