Xã Đắk DRông Phát Triển Chăn Nuôi Trâu

Theo báo cáo của Ban Nông nghiệp xã Đắk D’rông (Chư Jút) tính đến tháng 6/2014 toàn xã có 1.456 con trâu, đứng đầu về chăn nuôi trâu so với các xã khác trong huyện Chư Jút.
Trâu chủ yếu được bà con hai dân tộc Tày và Nùng ở các thôn 11, 12, 13 nuôi thành bầy đàn, có hộ tới 20 con, nhà trung bình từ 8 đến 15 con. Thức ăn cho trâu ở các thôn này là cỏ từ các vườn trồng điều, về mùa khô thì có cỏ dưới ruộng rất nhiều vì trong 3 thôn có khoảng hơn 100 ha rẫy điều và khoảng hơn 500 ha ruộng nước.
Ngoài ra, nhiều hộ cũng dành dụm đất trồng các loại cỏ làm thức ăn cho trâu vào mùa khô. Mỗi năm nông dân xã Đắk D'rông bán cho các địa phương khác trung bình từ 300 đến 500 con nghé, 200 trâu kéo và 300-400 trâu thịt thu về hàng chục tỉ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Sau nhiều năm nuôi thả nghêu, năm được mùa, năm mất mùa do thiên tai... đến năm 2013, những người nuôi nghêu ở xã Quảng Minh (Hải Hà - Quảng Ninh) đã chủ động được hơn khi có sự bảo hộ của Hợp tác xã (HTX) Nuôi trồng thuỷ hải sản Minh Hà - một tổ chức do chính họ lập ra.

Chăn nuôi heo là một trong những lĩnh vực quan trong trong sản xuất nông nghiệp ở Sóc Trăng. Những năm qua dịch bệnh tái phát đã làm cho hiệu quả kinh tế chăn nuôi heo không ổn định. Tuy vậy những hộ chăn nuôi trang trại với những giống heo chất lượng và biết áp dụng tốt tiến bộ kỹ thuật đã vượt qua những thời điểm khó khăn nhất.

Trung tuần tháng 3, nông dân Phú Yên thu hoạch lứa dưa đợt đầu nhưng gặp nhiều khó khăn do giá giảm. Hiện nay người trồng dưa đang thu hoạch lứa 2 và cũng đối mặt với giá rẻ như cho không. Dưa rớt giá liên tục làm người trồng dưa lỗ vốn, lâm cảnh nợ nần.

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát trước tình trạng nghiên cứu giống cho sản xuất nông nghiệp còn nhiều bất cập.

Nền SXNN của chúng ta dù có hội nhập, nhưng vẫn đang trên nền tảng SX nhỏ, gắn với thương lái. "Dưa hấu Tân Thanh" là cái chết theo kiểu buôn chuyến!