Mất Mùa Bí Đỏ

Mặc dù chỉ mới bước vào thu hoạch trên số ít diện tích trồng sớm nhưng người trồng bí đỏ ở huyện Chư Pưh (Gia Lai) đang phải đối mặt với viễn cảnh mất mùa. Hàng trăm ha bí đỏ toàn lá và hoa, mỗi cây chỉ rải rác vài trái, nhiều cây không cho trái.
Vụ mùa năm 2013, tổng diện tích cây bí đỏ trên toàn huyện Chư Pưh có gần 500 ha, tập trung chủ yếu ở các xã: Ia Phang, Ia Le và thị trấn Nhơn Hòa… Đến thời điểm này, người dân đã bắt đầu thu hoạch trên diện tích trồng nhưng với năng suất rất thấp, giảm khoảng 60-80% so với vụ trước, trong khi giá bí hiện tại trên thị trường dao động từ 2.000 đến 2.500 đồng/kg (giá cùng thời điểm này năm trước là 7.000 đồng đến 8.000 đồng/kg).
Ông Phạm Văn Bồn-Trưởng thôn Hòa Sơn, xã Ia Phang cho biết: Cùng với cây hồ tiêu, bí đỏ được trồng nhiều với tổng diện tích trên 100 ha. Do cây bí đỏ dễ trồng, dễ chăm bón, ít tốn công, hiệu quả kinh tế lại cao nên hầu như hộ nào cũng trồng, hộ trồng nhiều lên đến 4 đến 5 ha, hộ trồng ít cũng khoảng 1 ha.
Tuy nhiên, dù đã được hơn 3 tháng tuổi nhưng chỉ lác đác vài trái, trong khi cây bí sinh trưởng và phát triển rất tốt (vòng đời cây bí đỏ khoảng 4 tháng thì cho thu hoạch). Một số ruộng bí trồng sớm, người dân đã thu hoạch nhưng năng suất khá thấp, 1 ha chỉ thu được hơn 5 tấn, giảm trên 60% so với vụ trước.
Dẫn chúng tôi dạo quanh ruộng bí đỏ (diện tích khoảng 3 ha) đã hơn 3 tháng tuổi khá tươi tốt nhưng chỉ rải rác có vài trái, anh Đinh Công Phương-thôn Hòa Sơn buồn bã cho biết: Thời tiết năm nay tương đối thuận lợi, cây bí sinh trưởng và phát triển rất tốt, ai ngờ gần đến ngày thu hoạch mà mỗi dây bí đỏ chỉ rải rác vài trái.
Theo anh Phương với 3 ha bí đỏ này, vụ trước anh thu được hơn 45 tấn, nhưng năm nay ước chỉ khoảng 15 tấn thôi. Giá bí đỏ tại thời điểm này không đủ bù đắp chi phí đầu tư, chăm sóc ban đầu (chi phí đầu tư giống, phân bón chăm sóc cho 3 ha khoảng gần 40 triệu đồng).
Hộ bà Nguyễn Thị Thoa-thôn Hòa Lộc, xã Ia Phang, khi ruộng bí đỏ khoảng 1 ha hầu như không ra trái. Bà Thoa cho biết: Mặc dù nhiều năm trồng bí đỏ nhưng gia đình chưa biết nguyên nhân do đâu bí lại không ra trái. Gia đình mua giống bí đỏ như vụ trước để trồng, thời tiết diễn biến cũng khá thuận lợi, cây sinh trưởng và phát triển tương đối tốt nhưng bí chỉ ra hoa mà không kết trái, mặc dù gia đình cũng đã mua thuốc kích thích ra trái để phun nhưng vẫn không có kết quả.
Đó cũng là tình cảnh chung của hàng trăm hộ dân trồng bí đỏ trên địa bàn huyện: đối mặt với một vụ mùa thất bát, với sự sụt giảm mạnh về năng suất, sản lượng và cả giá cả. Ngành chức năng cần vào cuộc để xác định rõ nguyên nhân cũng như có hướng hỗ trợ kịp thời cho người dân, tránh ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân.
Có thể bạn quan tâm

Ông Phan Hữu Đức (thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) cho biết cách nay khoảng 15 ngày, thương lái đến tận vườn mua xoài cát Hòa Lộc với giá dao động 22.000-25.000 đồng một kg; xoài cát Chu cũng đứng ở mức 13.000-14.000 đồng một kg. Nhiều chủ vựa còn thu mua cả xoài non với cùng mức giá như xoài già để bán lại cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc.

Giá dưa hấu tăng trở lại và tiêu thụ tốt giúp nông dân một số tỉnh miền Trung phần nào thoát khỏi khó khăn sau đợt rớt giá thê thảm hồi tháng 3.

Trường ĐH Cần Thơ triển khai mô hình nuôi tôm càng xanh xen vườn dừa nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) giúp nhiều nông hộ tăng thu nhập cao trên cùng một đơn vị diện tích.

Mô hình nuôi ba ba của ông Hồ Văn Đại ở ấp Mương Khai, xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đạt được năng suất cao nhiều năm liền, nhiều bà con nơi đây đang học hỏi kinh nghiệm của Ông để nuôi loài thủy sản này.

Theo chân ông Chủ tịch Hội Nông dân xã Đại Đồng (Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc) Nguyễn Phúc Đức, chúng tôi có dịp tìm hiểu một nghề mới đang giúp người dân giàu lên từng ngày. Đó là nghề ương cá trê lai giống.