Xã Đắk DRông Phát Triển Chăn Nuôi Trâu
Theo báo cáo của Ban Nông nghiệp xã Đắk D’rông (Chư Jút) tính đến tháng 6/2014 toàn xã có 1.456 con trâu, đứng đầu về chăn nuôi trâu so với các xã khác trong huyện Chư Jút.
Trâu chủ yếu được bà con hai dân tộc Tày và Nùng ở các thôn 11, 12, 13 nuôi thành bầy đàn, có hộ tới 20 con, nhà trung bình từ 8 đến 15 con. Thức ăn cho trâu ở các thôn này là cỏ từ các vườn trồng điều, về mùa khô thì có cỏ dưới ruộng rất nhiều vì trong 3 thôn có khoảng hơn 100 ha rẫy điều và khoảng hơn 500 ha ruộng nước.
Ngoài ra, nhiều hộ cũng dành dụm đất trồng các loại cỏ làm thức ăn cho trâu vào mùa khô. Mỗi năm nông dân xã Đắk D'rông bán cho các địa phương khác trung bình từ 300 đến 500 con nghé, 200 trâu kéo và 300-400 trâu thịt thu về hàng chục tỉ đồng.
Related news
Không trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ nông dân dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã tự mình vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, cùng góp sức xây dựng quê hương.
Tháng 9/2013, từ nguồn vốn của Dự án 3 EM, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai cấp 500 con gà giống J Dabaco cùng các loại vật tư, thức ăn cho 5 hộ dân tại các thôn Đắk Mrê, Đắk Suôn, Mê Ra, xã Quảng Tân (Tuy Đức).
Mùa mưa năm 2011, Hợp tác xã Nông nghiệp – Dịch vụ Hợp Tiến (Đắk Glong) đã đưa 20.000 cây giống thanh long ruột đỏ về cho xã viên trồng trên diện tích 5 ha tại xã Quảng Sơn. Sau 3 năm, những vườn cây này đã bước vào thời kỳ kinh doanh, cho thu nhập cao.
Với giá thành như hiện nay từ 2.500 đồng/1kg đến 3.000 đồng /1kg, sau khi trừ hết chi phí, mỗi héc ta cải củ trắng mang lại lợi nhuận kinh tế từ 120 triệu đồng đến 150 triệu đồng.
Anh Nguyễn Duy Tài ở thôn 4, xã Đắk Som (Đắk Glong) hiện đang nuôi 800 con heo hướng nạc. Đây là lứa thứ 2, anh liên kết với Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam.