Nuôi Chim Yến Phải Có Giấy Phép

Kể từ ngày 6/9 tới, người dân và doanh nghiệp muốn nuôi chim yến phải đăng ký và nếu phù hợp với quy hoạch nuôi chim yến của địa phương, cũng như được sự đồng ý của UBND cấp quận, huyện mới được nuôi.
Đây là nội dung trong Thông tư tạm thời về quản lý nuôi chim yến do Bộ NN&PTNT ban hành. Ngoài ra, TP.HCM cũng đang xây dựng quy chế riêng, ưu tiên nuôi yến tại huyện Cần Giờ và không cho phép nuôi yến trong các khu đô thị mới, khu vực trung tâm.
Như vậy, từ nay, tình trạng nuôi chim yến tràn lan sẽ chấm dứt, nuôi chim yến từ chỗ không ai quản lý sẽ chuyển sang bị quản lý chặt chẽ không khác gì quản lý các trại gia cầm chăn nuôi công nghiệp. Các điều kiện vệ sinh thú y và phòng chống dịch bệnh cũng được quy định rất chặt chẽ.
Việt Nam hiện có hơn 700 cơ sở nuôi chim yến và khoảng 1.500 nhà yến ở 16 tỉnh thành và đang có dấu hiệu tăng thêm.
Có thể bạn quan tâm

Cách đây 7 năm, do giá nhãn tiêu quế bấp bênh nên nông dân Nguyễn Văn Tân đã quyết định đốn bỏ vườn nhãn đang trong thời kỳ xanh tốt và cho trái sai để thay thế bằng cây sầu riêng. Điều đó đã làm cho nhiều hộ ở ấp Sơn Phụng, xã Sơn Định (Chợ Lách - Bến Tre) - nơi ông sinh sống không khỏi ngạc nhiên. Những kết quả hôm nay đã chứng minh rằng: năng động và nhạy bén là một trong những yếu tố quan trọng để đi đến thành công.

Theo thông tin từ Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, từ đầu vụ vải thiều đến nay, có khoảng 7.200 tấn vải sớm được xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế này.

Quan sát vườn cam Canh, nói đúng hơn là đồi trồng cây ăn quả các loại rộng hơn 1ha của gia đình Chỉnh, chúng tôi thấy anh sắp xếp rất khoa học. Phần diện tích trên dốc cao anh trồng vải U Hồng, giống vải chín sớm, có chất lượng thơm ngon; phần dưới chân đồi anh dành để trồng cam Canh, cùng bưởi Diễn, cam Vinh

Vườn thanh long ruột đỏ trồng theo tiêu chuẩn VIETGAP của gia đình anh Nguyễn Đình Lưu chuẩn bị cho ra trái vụ mới.

Nông dân trồng chanh ở huyện Cái Bè (Tiền Gaing) rất phấn khởi vì giá tăng cao ngất ngưởng.