Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Khôi Phục Các Vùng Lúa – Cá Đồng

Cần Khôi Phục Các Vùng Lúa – Cá Đồng
Ngày đăng: 29/08/2013

Hiện nay đang là mùa mưa, mùa sinh sản của hầu hết các loại cá đồng có giá trị, nhiều người không ngần ngại dùng câu, chĩa, cả xiệc điện bắt cá mẹ, kéo ròng ròng con, đặt lờ, lưới bắt cá rô tăm tích, cá sặt non… bán đi, thật là lãng phí. Đây là thực trạng diễn ra hằng ngày, cần sự vào cuộc ngăn chặn của các ngành chức năng.

Nếu các địa phương có quan tâm, tăng cường tuyên truyền giáo dục, động viên và ngăn chặn kịp thời các hình thức khai thác mang tính huỷ diệt đó, hay hướng dẫn nông dân tổ chức khoanh dưỡng, khai thác, bắt tỉa cá lớn một cách có khoa học và có tác động kỹ thuật thì giữ lại khoảng 50% số cá non sinh ra đầu mùa cho đến lớn thành cá thương phẩm.

Với nguồn lợi cá đồng này, người dân nghèo sống nghề câu lưới đang khốn khó trong từng khóm, ấp sẽ có thêm nguồn thu nhập kinh tế, phụ vào các khoản chi tiêu trong cuộc sống. Bởi 1 kg cá non khi lớn thành cá thương phẩm sẽ là hàng chục, hàng trăm kí-lô-gam, mà 1 kg cá rô, lóc đồng hiện nay có giá từ 50.000 đồng đến trên dưới 100.000 đồng, tính ra biết bao nhiêu kí-lô-gam lúa, thì sao ta không dưỡng chúng mà lại bán cá non?

Từng địa phương nên tổ chức lại sản xuất theo lợi thế riêng, sao cho trên đồng ruộng, ngoài cây lúa nông dân còn được bảo đảm thu hoạch thêm các nguồn lợi khác, trong đó quan tâm cây bồn bồn dễ trồng và con cá đồng bản địa rất dễ nuôi, đang có giá cao, cho lợi lớn ở các vùng ruộng trũng.

Chỉ cần mỗi hộ nông dân có sẵn ao vườn, khuôn ruộng chừa lại hay thả thêm vào vài cặp cá bố mẹ mỗi loại để khôi phục lại nguồn cá giống, bảo vệ cá non, chăm sóc, cho ăn phụ thêm hợp lý, hoặc cũng có thể thả ghép thêm những loài mới có giá trị cao như: thác lác cườm, bống tượng, tôm càng xanh, lươn đồng… thì đến mùa khô, lượng cá thương phẩm các loại thu về sẽ rất đáng kể.

Nhà nước nên có chương trình hỗ trợ nuôi dưỡng tài nguyên cá đồng và nên phát động thả cá bố mẹ tái tạo cá giống tự nhiên vào những ngày đầu mùa mưa.

Lúa mùa đặc sản hay bồn bồn - cá đồng sẽ là bài toán kinh tế hộ bền vững và cả cân bằng thu nhập giữa vùng tôm - lúa và vùng lúa giữ ngọt hoá, nếu bà con nông dân biết khoanh nuôi, bảo vệ an toàn để chúng không bị tàn sát trên ruộng lúa, ruộng bồn bồn hay trong ao vườn.

Để thực hiện, cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể các địa phương nên tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân. Phải xử lý nghiêm tình trạng kẻ xấu lén cắm câu, xiệc điện, giăng lưới, đánh thuốc… để nông dân an tâm bảo vệ cá non, đầu tư tổ chức khoanh nuôi, chăm sóc, thu tỉa chừa cá giống… thì mới có hy vọng phục hồi nguồn lợi cá đồng.

Để nguồn lợi cá đồng được khôi phục nhanh chóng và bền vững, chính quyền tại cơ sở ấp, xã phải chủ động và tích cực vào cuộc, phải coi đó là nguồn lợi của cộng đồng và của chính mình, mạnh dạn ngăn chặn, xử lý hữu hiệu đối với những kẻ chuyên nghiệp xâm hại nguồn lợi thuộc quyền sở hữu người khác. Phải quyết liệt ngăn chặn để đi đến triệt tiêu tình trạng khai thác cá đồng bằng các hình thức huỷ diệt.

Để mặt nước ruộng, ao vườn sinh lợi cho mọi nhà, tạo lợi ích cho cả cộng đồng bằng việc khôi phục, phát triển bền vững nguồn lợi cá đồng cần phải có sự chung sức của cộng đồng qua việc tổ chức lại sản xuất, liên kết hợp tác sao cho phù hợp, dưới sự hỗ trợ của chính quyền, ngành chức năng và các đoàn thể về mặt kỹ thuật, tài chính lẫn pháp luật và cả thị trường.


Có thể bạn quan tâm

Hậu Giang đạt 11 xã nông thôn mới cuối năm 2015 Hậu Giang đạt 11 xã nông thôn mới cuối năm 2015

Theo kế hoạch xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010-2015, tỉnh Hậu Giang đặt ra mục tiêu có 11/54 xã (chiếm 20%) hoàn thành 19/19 tiêu chí về xây dựng NTM. Hiện Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh cùng các địa phương đang triển khai nhiều biện pháp thiết thực nhằm tăng tốc về đích vào cuối năm.

17/07/2015
Mô hình nuôi tôm dưới tán rừng Mô hình nuôi tôm dưới tán rừng

Ít vốn đầu tư, nhẹ công chăm sóc, không sợ nguồn nước ô nhiễm, không sợ nắng nóng kéo dài mà lại thu lợi nhuận khá là những chia sẻ của người dân Trà Vinh đối với mô hình nuôi tôm dưới tán rừng.

17/07/2015
Thiết kế bể xi măng nuôi cá chình bông cho năng suất cao Thiết kế bể xi măng nuôi cá chình bông cho năng suất cao

Nuôi chình bông đạt năng suất cao không khó, nên giữ cho nước nuôi trong bể xi măng trong lành, tạo thêm oxy, cho ăn đầy đủ, cá chình tiêu thụ thức ăn không nhiều lắm nên tiết kiệm chi phí cho nhà nông.

17/07/2015
Xuất khẩu gạo 6 tháng cuối năm né phát triển theo... khẩu hiệu Xuất khẩu gạo 6 tháng cuối năm né phát triển theo... khẩu hiệu

Dù được dự báo là tình hình xuất khẩu gạo sẽ khả quan hơn trong vòng 6 tháng cuối năm, nhiều ý kiến cho rằng, doanh nghiệp (DN) cần tiếp tục thay đổi chiến lược xuất khẩu, xuất khẩu theo nhu cầu, mở rộng thêm thị trường mới…

17/07/2015
Người nuôi tôm điêu đứng vì dịch bệnh Người nuôi tôm điêu đứng vì dịch bệnh

Ông Ngô Văn Xuân - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hoà Liên (Hoà Vang, Đà Nẵng) cho biết, tại thôn Trường Định, xã Hoà Liên, có 33 hộ nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích 26ha. Hiện nay, con tôm đang ở thời kỳ từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng tuổi. Gần đây, bỗng dưng tôm chết hàng loạt làm cho người nuôi điêu đứng.

17/07/2015