WTO Hội Thảo Về Tiếp Cận Thị Trường Quốc Tế Trong Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản

Các đại biểu đến từ 11 quốc gia tham dự hội thảo chung được tổ chức bởi Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Info-SAMAK, trong khuôn khổ làm việc của WTO về việc tiếp cận thị trường quốc tế trong ngành thủy sản và nuôi trồng thủy sản. Một bài thuyết trình của FAO, với các báo cáo có sẵn về các tiêu chuẩn thị trường trong thương mại thủy sản nhằm thúc đẩy nghề cá phát triển một cách bền vững.
Điều đầu tiên được đề cập đến là lý do tại sao thủy sản được dán nhãn sinh thái ngày càng phát triển, bao gồm: nhận thức của người tiêu dùng và nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủy sản bền vững ngày càng cao; liên kết dọc theo chuỗi hành trình sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp thông tin và ghi nhãn; yêu cầu đối với các nhà bán lẻ toàn cầu đối với các sản phẩm thủy sản bền vững, nhằm thu hút người tiêu dùng mở rộng thị phần; yêu cầu ngày càng cao về mặt pháp lý của nước NK.
4 yếu tố thông thường đã được xác định tại các thị trường tiêu thụ các sản phẩm dán nhãn sinh thái (chủ yếu là thị trường EU và Mỹ): nhận thức của người tiêu dùng ở các nước này về vấn đề môi trường; các quốc gia này có mức độ đô thị hóa cao; các chuỗi siêu thị (chứ không phải là chợ cá truyền thống) chi phối lĩnh vực bán lẻ hải sản của các nước này; các mô hình tiêu thụ được xây dựng dựa trên vài loài hải sản, đặc biệt là các sản phẩm thủy sản chế biến được dán nhãn (sinh thái).
Tổ chức Sáng kiến Thủy sản bền vững toàn cầu (GSSI) đã có bài trình bày sáng kiến tập hợp hơn 30 bên liên quan (các công ty thủy sản tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan chính phủ quốc gia như GIZ); và FAO đã cung cấp tài liệu kỹ thuật và họp Ban chỉ đạo. Sứ mệnh của GSSI là "cung cấp một bộ tiêu chuẩn chung, thống nhất và toàn cầu để chứng nhận cho các sản phẩm thủy sản; nâng cao niềm tin của người tiêu dùng thủy sản; thúc đẩy thực hiện khai thác một cách bền vững, và khuyến khích cải tiến các chương trình chứng nhận thủy sản.
Bộ tiêu chuẩn toàn cầu này được dựa trên hướng dẫn chứng nhận của FAO và các khuôn khổ đánh giá của FAO (tiêu chuẩn tối thiểu), các tiêu chuẩn ISO,… Nghiên cứu thí điểm sẽ được thực hiện trên chương trình chứng nhận được lựa chọn trong năm 2014, dự kiến đưa ra công cụ tiêu chuẩn vào năm 2015.
Nguồn bài viết: http://www.vasep.com.vn/Tin-Tuc/53_38745/WTO-hoi-thao-ve-tiep-can-thi-truong-quoc-te-trong-nganh-nuoi-trong-thuy-san.htm
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, hàng chục tàu câu cá ngừ đại dương (CNĐD) bằng đèn (câu tay kết hợp ánh sáng) của ngư dân Khánh Hòa và các tỉnh lân cận đang nằm bờ. Nguyên nhân của tình trạng này là do chi phí tăng cao trong khi giá bán CNĐD thấp nên tàu câu không có lãi, thậm chí thua lỗ sau mỗi chuyến đi.

Tháng 7 năm ngoái, sản phẩm ớt Thanh Bình (Đồng Tháp) được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “Ớt Thanh Bình”, đây được xem là bước đánh dấu cho sản phẩm này.

Bằng sự nhạy bén, năng động, mạnh dạn xây dựng mô hình sản xuất vườn - ao - chuồng - rừng (VACR) hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa phương, ông Lê Mộng Bảo đã làm giàu trên chính mảnh đất Lộc Thành nhiều gian khó.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 503 cơ sở và hộ gia đình gây nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký với hơn 340.000 cá thể, bao gồm các loài như: cá sấu, trăn, rắn, kỳ đà, rùa, nhím, nai, heo rừng, cầy hương, ba ba, tắc kè, chim trĩ...

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai mô hình nâng cao hiệu quả kinh tế vùng sản xuất na tập trung tại xã Hoàng Tiến (Chí Linh - Hải Dương).