Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

WTO Hội Thảo Về Tiếp Cận Thị Trường Quốc Tế Trong Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản

WTO Hội Thảo Về Tiếp Cận Thị Trường Quốc Tế Trong Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản
Publish date: Wednesday. November 26th, 2014

Các đại biểu đến từ 11 quốc gia tham dự hội thảo chung được tổ chức bởi Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Info-SAMAK, trong khuôn khổ làm việc của WTO về việc tiếp cận thị trường quốc tế trong ngành thủy sản và nuôi trồng thủy sản. Một bài thuyết trình của FAO, với các báo cáo có sẵn về các tiêu chuẩn thị trường trong thương mại thủy sản nhằm thúc đẩy nghề cá phát triển một cách bền vững.

Điều đầu tiên được đề cập đến là lý do tại sao thủy sản được dán nhãn sinh thái ngày càng phát triển, bao gồm: nhận thức của người tiêu dùng và nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủy sản bền vững ngày càng cao; liên kết dọc theo chuỗi hành trình sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp thông tin và ghi nhãn; yêu cầu đối với các nhà bán lẻ toàn cầu đối với các sản phẩm thủy sản bền vững, nhằm thu hút người tiêu dùng mở rộng thị phần; yêu cầu ngày càng cao về mặt pháp lý của nước NK.

4 yếu tố thông thường đã được xác định tại các thị trường tiêu thụ các sản phẩm dán nhãn sinh thái (chủ yếu là thị trường EU và Mỹ): nhận thức của người tiêu dùng ở các nước này về vấn đề môi trường; các quốc gia này có mức độ đô thị hóa cao; các chuỗi siêu thị (chứ không phải là chợ cá truyền thống) chi phối lĩnh vực bán lẻ hải sản của các nước này; các mô hình tiêu thụ được xây dựng dựa trên vài loài hải sản, đặc biệt là các sản phẩm thủy sản chế biến được dán nhãn (sinh thái).

Tổ chức Sáng kiến Thủy sản bền vững toàn cầu (GSSI) đã có bài trình bày sáng kiến tập hợp hơn 30 bên liên quan (các công ty thủy sản tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan chính phủ quốc gia như GIZ); và FAO đã cung cấp tài liệu kỹ thuật và họp Ban chỉ đạo. Sứ mệnh của GSSI là "cung cấp một bộ tiêu chuẩn chung, thống nhất và toàn cầu để chứng nhận cho các sản phẩm thủy sản; nâng cao niềm tin của người tiêu dùng thủy sản; thúc đẩy thực hiện khai thác một cách bền vững, và khuyến khích cải tiến các chương trình chứng nhận thủy sản.

Bộ tiêu chuẩn toàn cầu này được dựa trên hướng dẫn chứng nhận của FAO và các khuôn khổ đánh giá của FAO (tiêu chuẩn tối thiểu), các tiêu chuẩn ISO,… Nghiên cứu thí điểm sẽ được thực hiện trên chương trình chứng nhận được lựa chọn trong năm 2014, dự kiến đưa ra công cụ tiêu chuẩn vào năm 2015.

Nguồn bài viết: http://www.vasep.com.vn/Tin-Tuc/53_38745/WTO-hoi-thao-ve-tiep-can-thi-truong-quoc-te-trong-nganh-nuoi-trong-thuy-san.htm


Related news

Nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo Nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo

Với cách làm nghiêm túc, quy trình được khép kín và giám sát chặt chẽ, ĐTHT được nuôi cấy phát triển tốt và cho thu hoạch 30-40 gr (nấm và cơ chất)/hũ.

Friday. November 20th, 2015
Thâm canh cà phê bền vững Thâm canh cà phê bền vững

Với độ cao từ 500 - 600m, biên độ nhiệt ngày đêm lớn, chất đất phù hợp nên Tây Nguyên là vùng trọng điểm phát triển cà phê vối của cả nước.

Friday. November 20th, 2015
Chủ động mọi tình huống Chủ động mọi tình huống

Đó là khẳng định của ông Lê Văn Thủy, Tổng GĐ Cty TNHH MTV Sông Chu, đơn vị được giao trọng trách quản lý, vận hành “túi nước” khổng lồ Cửa Đạt đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ và chống hạn cho hàng chục nghìn ha đất SX nông nghiệp vào mùa khô.

Friday. November 20th, 2015
Máy gieo đậu phộng đa năng Máy gieo đậu phộng đa năng

Máy gieo hạt đậu phộng gồm 2 phần: Máy xới tay hiệu Yanmar, sử dụng động cơ K15 và bộ phận gieo hạt đậu phộng, có thùng chứa đậu khoảng 20 kg.

Friday. November 20th, 2015
Bón phân cho cây công nghiệp miền núi phía Bắc Bón phân cho cây công nghiệp miền núi phía Bắc

Với diện tích đất tự nhiên 95.339 km2, chiếm 26,8% đất tự nhiên của cả nước, miền núi phía Bắc là vùng đất đồi núi rộng lớn, có nhiều tiềm năng phát triển các cây công nghiệp.

Friday. November 20th, 2015