Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vượt khó vươn khơi

Vượt khó vươn khơi
Ngày đăng: 07/10/2015

Kết quả khả quan

Nghề cá của tỉnh vừa kết thúc vụ sản xuất chính (bắt đầu từ ngày 1.4, kết thúc vào 30.9). Tổng sản lượng khai thác đạt xấp xỉ 60 nghìn tấn (tăng gần 5% so với cùng kỳ).

Hiệu quả sản xuất cao nhất thuộc về nghề câu mực khơi khi sản lượng vượt trội (đạt gần 20 nghìn tấn) mà đầu ra sản phẩm lại ổn định ở mức 70 nghìn đồng/kg (tăng 20 nghìn đồng/kg so với cùng kỳ).

Liên tục các tàu câu mực khơi của ngư dân xã Tam Giang (Núi Thành) thu được đến 50 tấn mực khô sau mỗi chuyến biển.

“Vụ sản xuất chính năm nay thành công hơn hẳn năm ngoái. Với tổng cộng 100 tấn mực khô thu được sau 2 chuyến biển, gia đình tôi thu được hơn 2 tỷ đồng, mỗi “bạn” được chia hơn 70 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí sản xuất.

Hiệu quả sản xuất tăng hơn 1/3 so với năm trước” - ngư dân Lương Văn Cam (thôn Đông An, xã Tam Giang, Núi Thành), chủ tàu câu mực khơi QNa-90039 nói.

Ông Nguyễn Văn Lúc, cán bộ phụ trách thủy sản của xã Tam Giang cho biết, sản lượng khai thác mực khô của ngư dân trên địa bàn đạt khoảng 12 nghìn tấn trong vụ sản xuất chính, cao hơn cùng kỳ khoảng 2 nghìn tấn, chiếm hơn 1/3 tổng sản lượng khai thác hải sản chung của toàn huyện.

Ngư dân theo nghề lưới vây vào bờ bán cá.

Ngư dân theo nghề câu mực khơi ở huyện Thăng Bình cũng thu được sản lượng vượt trội trong vụ sản xuất chính này. Riêng 16 tàu câu mực khơi ở xã Bình Minh đã thu được 1.140 tấn mực khô.

“Thời tiết thuận lợi trong vụ sản xuất chính năm nay đã giúp ngư dân sản xuất ổn định. Nghề câu mực khơi đặc biệt hiệu quả, nghề chụp mực cũng thu được giá trị kinh tế cao.

Giá mực xà cũng như mực lá tăng cao giúp ngư dân có được nguồn thu lớn” - ông Trương Công Bảy, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Minh nói.

Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, thành công của nghề biển trong vụ sản xuất chính là rất đáng mừng, ngoài các nghề vừa nêu có thể kể thêm hiệu quả của các nghề lưới rê 3 lớp cải tiến, lưới kéo.

Hỗ trợ ngư dân

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong thời gian qua, nhiều lao động trẻ trong nghề cá của thị xã Điện Bàn và TP.Hội An đã chuyển nghề, phục vụ sản xuất du lịch, dịch vụ.

Trong khi đó, tại huyện Núi Thành - nơi có nghề cá chủ lực của tỉnh - tình trạng thiếu lao động vẫn liên tục diễn ra. Nghề chủ đạo trong sản xuất xa bờ là câu mực khơi thiếu lao động trầm trọng trong thời gian đầu của vụ chính.

Trước tình trạng đó, các chủ tàu cá đã chủ động tổ chức lại sản xuất bằng nỗ lực thu hút lao động ở các địa phương khác như Quảng Ngãi, TP.Đà Nẵng.

Theo khảo sát của chúng tôi, giá các mặt hàng hải sản tại các điểm mua bán trên địa bàn tỉnh như cảng cá Tam Quang (Núi Thành), bến cá Duy Hải, Duy Nghĩa (cùng ở Duy Xuyên), chợ cá Thanh Hà (Hội An) đều giảm thấp vào cuối vụ chính.

Cá nục chuối cỡ lớn có giá dao động xung quanh mức 15 nghìn đồng/kg. Cá ngừ cỡ lớn cũng chỉ ở mức 20 nghìn đồng/kg.

Trong khi đó, cách đây vài tháng, mức bán ra của ngư dân đối với 2 mặt hàng trên đều gấp đôi. Các đầu nậu, tư thương đều cho rằng, khi xăng dầu giảm giá thì mặt hàng hải sản giảm giá là điều tất nhiên.

Tuy nhiên, các mặt hàng thiết yếu phục vụ quá trình bám biển của ngư dân như gạo, thực phẩm, mắm, muối… do các đầu nậu nói trên kinh doanh thì lại không hạ giá.

Suốt cả vụ chính, ngư dân theo nghề lưới vây - nghề chủ đạo sản xuất xa bờ - luôn phải đối mặt với tình trạng chi phí chuyến biển tăng mà đầu ra thiếu ổn định.

Thời gian qua, ngư dân trên địa bàn tỉnh đã được tiếp sức bằng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Ông Nguyễn Đình Toàn - Trưởng phòng Quản lý nguồn lợi & khai thác thủy sản (Chi cục Khai thác & bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Nam) cho biết, trong thời gian qua, Sở NN&PTNT luôn đôn đốc giải quyết nhanh gọn các hồ sơ hỗ trợ nhiên liệu chuyến biển của ngư dân theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ngư dân Quảng Nam đã được Nhà nước hỗ trợ gần 35 tỷ đồng theo quyết định này.

Ngoài hỗ trợ xăng dầu, ngư dân còn tiếp cận được các chính sách hỗ trợ mua máy thông tin liên lạc tầm xa: 448 triệu đồng; hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm thân tàu và tai nạn thuyền viên: 104 triệu đồng.


Có thể bạn quan tâm

Thống Nhất Hỗ Trợ 13,21 Tỷ Đồng Phát Triển Vùng Nguyên Liệu Mía Thống Nhất Hỗ Trợ 13,21 Tỷ Đồng Phát Triển Vùng Nguyên Liệu Mía

Chiều 25/4, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chủ trì cuộc họp với sự tham dự của đại diện các sở ngành liên quan; UBND 6 huyện và Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi để giải quyết về việc thu mua mía chậm trễ; chặn thu tiền bán mía của dân trong vụ mía 2010-2011

26/04/2011
Vui Buồn Trên Cánh Đồng Nghêu Vui Buồn Trên Cánh Đồng Nghêu

Đã thành lệ, cứ đến tháng 5, tháng 6, khi vào mùa thu hoạch nghêu, hàng ngàn người dân ở các huyện Bình Đại, Thạnh Phong (Bến Tre) lại rủ nhau đi cào nghêu giống. Tuy nhiên, thay vì được hưởng niềm hạnh phúc thu lợi từ biển, năm nay, nông dân nơi đây phải mang tiếng là “nghêu tặc”.

15/05/2012
Nông Dân Trắng Tay Vì Tôm, Nghêu Chết Nông Dân Trắng Tay Vì Tôm, Nghêu Chết

Người nuôi tôm sú và nuôi nghêu ở các tỉnh ven biển ĐBSCL đang “nháo nhào” vì tôm, nghêu đồng loạt chết do dịch bệnh và diễn biến bất lợi của thời tiết

01/05/2011
Vị Đắng ... Chôm Chôm Vị Đắng ... Chôm Chôm

Hơn nửa tháng nay, nhiều nhà vườn ở các xã Tân Phú, Tiên Thủy, Tiên Long (Châu Thành) và Phú Phụng, Vĩnh Bình, Vĩnh Thành, Sơn Định (Chợ Lách)… vào vụ thu hoạch chôm chôm. Chôm chôm trúng mùa, nhưng mang nhiều vị “đắng”…

04/10/2011
Sản Lượng Nuôi Trồng Và Khai Thác Thủy Sản Trong 5 Tháng Đều Tăng Sản Lượng Nuôi Trồng Và Khai Thác Thủy Sản Trong 5 Tháng Đều Tăng

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 5-2012 đạt 310.000 tấn, đưa sản lượng nuôi trồng thuỷ sản 5 tháng đầu năm đạt 1.016.000 tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2011.

28/05/2012