Lan tỏa máy sấy lúa
Ông Kim Huỳnh Khiêm, GĐ Trung tâm KN-KN Trà Vinh cho biết, toàn tỉnh có 276.000 ha lúa, sản lượng khoảng 1 triệu tấn/năm, chiếm trên 30% giá trị SX nông nghiệp. Hiện có trên 55% diện tích lúa thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp, 35% diện tích lúa được làm khô bằng cách sấy.
Nếu như năm 2014 toàn tỉnh chỉ có 240 máy sấy lúa thì đến tháng 10/2015 đã tăng lên 540 máy các loại.
Máy sấy hiện đại, công suất lớn hoạt động đã giảm thất thoát sau thu hoạch, tăng chất lượng lúa...
Dự án “Xây dựng mô hình hệ thống sấy lúa công suất 30 - 50 tấn/mẻ” do Trung tâm KNQG đầu tư rất hiệu quả.
Bình quân 1 máy sấy lúa hoạt động khoảng 100 ngày/năm đã khắc phục tình trạng thiếu lao động thời vụ, chủ động được thời gian làm khô lúa, không phụ thuộc vào thời tiết, nhất là vụ HT, tránh lúa bị ẩm mốc, nảy mầm, gạo xay xát bị nứt, gãy, biến màu, giảm tổn thất sau thu hoạch xuống dưới mức 10%, giảm 30 – 35% chi phí nhân công phơi lúa.
Máy sấy tĩnh vỉ ngang dùng quạt hút gió nóng từ lò đốt trấu thông qua buồng hòa trộn điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với yêu cầu kỹ thuật thổi vào bin sấy.
Thông qua trao đổi nhiệt làm cho hạt lúa bốc hơi nước đạt độ ẩm theo yêu cầu.
Lò sấy tĩnh vỉ ngang công suất 30 - 50 tấn/mẻ được lắp đặt motour quạt sấy 40 HP, đốt 30 kg trấu/giờ.
Lò được xây dựng với kích thước trung bình dài 2,5m, rộng 1,5m, cao 2,5m.
Kích thước bin sấy dài 15 m, rộng 8m, cao 1m.
Sàn sấy bằng gỗ và lót sàn bin sấy bằng lưới nilon.
Ông Kim Huỳnh Khiêm chia sẻ, để mô hình được nhân rộng, đề nghị Trung tâm KNQG tiếp tục hỗ trợ một phần “vốn mồi” cho nhà nông đầu tư máy sấy.
Tiếp tục triển khai các dự án sau thu hoạch giúp Trà Vinh giảm tỷ lệ thất thoát trong SX lúa đến năm 2020 xuống dưới 10% theo chủ trương của ngành nông nghiệp.
Đơn vị thi công lò sấy phải đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ NN - PTNT.
Tổng giá trị lò sấy 250 triệu đồng, Trung tâm KNQG hỗ trợ 75 triệu đồng, phần còn lại vối đối ứng của nông hộ.
Với số vốn đầu tư khá lớn nên địa phương đã liên kết 3 hộ dân góp vốn đối ứng đầu tư thực hiện mô hình.
Ông Trần Thành Được, Tổ trưởng của mô hình máy sấy công suất 40 tấn/mẻ tại ấp Ba Tục B, xã Thanh Sơn (huyện Trà Cú) cho biết, máy sấy đưa vào sử dụng ngày 2/7/2015, đến 20/10/2015 đã sấy được 35 mẻ với sản lượng 875 tấn lúa.
Lợi nhuận mang lại cho nhóm 3 hộ tham gia mô hình được trên 61 triệu đồng.
Dự kiến sau hơn 15 tháng hoạt động, mô hình sẽ thu hồi được vốn đầu tư.
Ông Được đánh giá, ưu điểm đầu tiên máy sấy mang lại là giảm 50% của 4,2% thất thoát trong khâu làm khô hạt lúa, tương đương 115.500 đồng (1 tấn x 2,1% x 5.500 đ/kg = 115.500 đồng).
Kế tiếp giảm chi phí phơi sấy so với phơi truyền thống 30.000 đ/tấn; giá bán cao hơn lúa phơi khô truyền thống 100.000 đ/tấn.
Lúa sấy đạt chất lượng về độ ẩm thấp, tỷ lệ nảy mầm cao, thu hồi gạo nguyên khi xay xát trên 55%.
Tổng cộng lợi ích máy sấy mang lại cho nông hộ cao hơn so với phơi khô truyền thống khoảng 245.000 đ/tấn lúa.
Còn đối với hoạt động lò sấy, bình quân chi phí cho 1 mẻ lúa 25 tấn tốn 400.000 đồng tiền điện (200 kW x 2.000 đ/kW = 400.000 đồng); Trấu tiêu hao 420 kg x 1.000 kg = 420.000 đồng;
Công lao động đưa lúa lên lò 40.000 đ/tấn x 25 tấn = 1 triệu đồng; Thu gom lúa vào bao và đưa ra khỏi lò sấy 50.000 đồng/tấn; Chụm lò 15.000 đ/tấn x 25 tấn = 375.000 đồng, chi phí khác 55.000 đồng...
Tổng lợi nhuận bình quân của chủ lò sấy làm dịch vụ khoảng 70.000 đồng/tấn.
Với 35 mẻ đã sấy, mô hình đã thu được lợi nhuận 61,25 triệu đồng (70.000 đ/tấn x 25 tấn x 35 mẻ = 61,25 triệu đồng).
Với mức hiệu quả như hiện tại, dự kiến sau 15 tháng hoạt động sẽ thu hồi vốn đầu tư.
Ông Kim Na Rông, Phó Chủ tịch xã Thanh Sơn nói: "Thanh Sơn có 810 ha ha đất trồng lúa 2 vụ và trước đây lò sấy 15 tấn không thể giải quyết kịp nhu cầu làm khô hạt lúa tại địa phương.
Nhiều người thu hoạch bán lúa phơi nắng thì bị hao hụt, gặp mưa thì bán lúa ướt giá thấp, giảm thu nhập.
Khi mô hình máy sấy tĩnh vỉ ngang, công suất từ 30 – 50 tấn/mẻ vào hoạt động góp phần giải quyết rất lớn số lượng lúa được sấy khô, giảm cảnh thương lái ép giá do ứ đọng, gieo sạ đồng loạt để né rầy...
Tất cả bà con người đồng bào dân tộc Khmer đến tham quan mô hình đều rất ưng ý và chuyển lúa đến sấy khô.
Mô hình máy sấy công suất lớn sẽ được nhân rộng vì rất hiệu quả".
Có thể bạn quan tâm
Được triển khai thí điểm từ tháng 10/2014 đến nay, mô hình ứng dụng các phương pháp chế biến, bảo quản phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn thô xanh cho chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn TP Hà Nội đã cho thấy hiệu quả rõ rệt.
Anh Trần Văn Minh ở thôn Lạc Tân 1, xã Phước Diêm (Thuận Nam - Ninh Thuận) đã phát triển quy mô lớn các trang trại chăn nuôi dê, chim bồ câu, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Nghề chăn nuôi hươu ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) hình thành từ năm 1980, giúp nhiều gia đình thoát nghèo và có nhiều hộ khá, giàu. Trải qua những biến động, thăng trầm, giống hươu sao và sản phẩm nhung hươu của huyện Quỳnh lưu vẫn được thị trường ưa chuộng, góp phần khẳng định những nỗ lực bảo tồn, phát huy nguồn giống.
Ngày 26/5, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã tổ chức đối thoại về thủ tục kiểm dịch thực vật với hơn 30 DN nhập khẩu thức ăn chăn nuôi.
Cơ sở nuôi vịt trời của anh Phùng Văn Khanh, khu Vành Kiệu, phường Phương Nam (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) vừa thực hiện thành công việc ấp nhân tạo giống vịt trời.