Phát triển thủy sản tại Bắc miền Trung

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám nêu rõ các địa phương cần chú ý xây dựng thương hiệu sản phẩm cho từng địa phương và từng khu vực.
Cụ thể như nuôi tôm trên cát là mô hình sáng tạo của phát triển thủy sản tại Bắc miền Trung.
Thứ trưởng đặt hàng cho Tổng cục Thủy sản và tỉnh Hà Tĩnh nghiên cứu, tổng kết mô hình nuôi tôm trên cát để nhân rộng...
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, toàn vùng có hơn 24 ngàn tàu thuyền, chiếm 20% tổng tàu thuyền toàn quốc, trong đó có đến 80,99% tàu gần bờ.
Từ năm 2011 - 2014, sản lượng khai thác thủy sản đạt 475 ngàn tấn, trong đó cá chiếm 75%.
Trung bình mỗi tàu đạt năng suất 19,71 tấn/năm.
Với năng suất này khó có thể để tàu cá hoạt động có lãi.
Tương tự, nuôi trồng thủy sản toàn vùng đạt gần 65 ngàn ha, chiếm 5% diện tích nuôi trồng thủy sản toàn quốc.
Trong 9 tháng đầu năm 2015, nuôi cá truyền thống được 43.500 ha, nuôi tôm nước lợ gần 15.500 ha với các loại như tôm sú, tôm thẻ chân trắng...
Về lĩnh vực chế biến thủy sản, công tác dự báo thị trường hạn chế, cạnh tranh thiêu lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Thiếu quy hoạch giữa sản xuất nguyên liệu và NM chế biến.
Chưa xây dựng tốt giữa quan hệ liên kết giữa SX nguyên liệu và chế biến sản phẩm thủy sản.
Hội nghị đã thống nhất một số giải pháp phát triển bền vững thủy sản vùng bắc miền Trung. Về quy hoạch cần rà soát lại quy hoạch thủy sản của vùng, loại những bất cập, bổ sung quy hoạch hợp tình hình thực tế, hài hòa lợi ích địa phương và các ngành kinh tế trong vùng.
Xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, đảm bảo thực sự là những công cụ hiệu quả trong quản lý của quá trình phát triển thủy sản.
Đây cũng là công cụ tin cậy để đưa ra các quyết định điều chỉnh cơ cấu, tái cơ cấu ngành thủy sản của từng địa phương, từng vùng.
Một số giải pháp khác như tổ chức lại bộ máy quản lý, SX kinh doanh thủy sản.
Những giải pháp về thị trường, về cơ chế tài chính, tín dụng, đạo tạo nguồn lực và sử dụng đất, mặt nước nuôi trồng thủy sản cũng được các đại biểu chia sẻ.
Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho rằng, cơ sở hạ tầng nghề cá trong khu vực chưa được đồng bộ, nhưng các tỉnh đã cố gắng và có thế mạnh lớn để phát triển thủy sản bền vững.
Tuy nhiên, còn nhiều hồ chứa, đầm phá chưa được tận dụng khai thác tốt. Cần chú ý phát huy có hiệu quả những mặt nước, mặt đất phục vụ thủy sản. Làm tốt hơn nữa những mô hình phát triển thủy sản để góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh cho khu vực.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 23/4, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức cuộc họp nghe báo cáo quy hoạch và đề án dự thảo nuôi tôm trên cát giai đoạn 2012 - 2020. Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn chủ trì buổi làm việc.

Nhằm giúp nông dân khai thác mô hình nuôi ếch Thái, góp phần tăng thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Tiền Giang đã hỗ trợ vốn không hoàn lại cho một số hộ nuôi trình diễn, anh Võ Thanh Quang, ngụ tổ 1, ấp Mỹ Thạnh, xã Song Thuận (Châu Thành), là một trong những người nuôi ếch thành công.

Quảng Nam, Nghệ An, Nam Định đã đưa vào sử dụng máy bẫy đèn, hoạt động hoàn toàn tự động nhằm theo dõi dịch hại di cư trên lúa.

Đang dạy ngon lành ở Trường Tiểu học Giai Xuân 1, đùng cái, ông Nguyễn Thanh Xuân, ấp Thới An B, xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ xin nghỉ về làm vườn khiến bạn bè, đồng nghiệp ngỡ ngàng. Rồi ND Xuân trở thành tỷ và được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về thành tích SXKD giỏi.

Chuyện thật như đùa này xảy ra ở nhiều vùng nông thôn tỉnh Phú Yên. Nhiều người dân đang khóc dở, mếu dở khi trồng cà dĩa nhưng khi thu hoạch thì không biết là trái cà gì.