Điều chỉnh lịch xuống giống thủy sản

Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ NN-PTNT tháng 11/2015 diễn ra hôm qua (4/10), ông Phạm Khánh Ly, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) cho biết, trước những dự báo về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn do ảnh hưởng của El Nino, Tổng cục Thủy sản có những giải pháp khẩn trương điều chỉnh việc xuống giống vụ nuôi năm 2016.
Cụ thể, do mùa mưa các tỉnh phía Nam được dự báo sẽ sớm hơn mọi năm, Tổng cục sẽ điều chỉnh lịch xuống giống năm 2016 sớm hơn 1 tháng so với mọi năm, bắt đầu từ tháng 12/2015 thay vì từ tháng 1/2016 như dự tính.
Nhằm chủ động các giải pháp ứng phó với tình hình dịch bệnh sẽ diễn biến phức tạp trong điều kiện nắng nóng kéo dài, Tổng cục Thủy sản sẽ có các hướng dẫn chi tiết theo hướng đề nghị người nuôi chú trọng dâng cao mực nước, xử lí rò rỉ ao nuôi, giảm mật độ thả, tiết giảm hệ số thức ăn, tăng cường hàm lượng vitamin trong thức ăn nhằm giảm thiểu ô nhiễm ao, tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi.
Đối với các vùng nuôi nghêu (ngao) tại phía Bắc như Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng và các tỉnh phía nam như Bến Tre, Tiền Giang… cần hạn chế xuống giống tại các vùng bãi triều cao nhằm tránh tối đa thời gian phơi bãi.
Cũng theo Tổng cục Thủy sản, trong tháng 10/2015, thời tiết tương đối thuận lợi giúp khai thác thủy sản xa bờ đạt kết quả rất khả quan, nhất là cá ngừ đại dương, cá hố được mùa lớn.
Tính chung 10 tháng đầu năm, sản lượng khai thác thủy sản đạt trên 2,5 triệu tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ 2014, trong đó tín hiệu vui là giá cá ngừ đại dương tiếp tục tăng (dao động 110 nghìn đồng/kg), cộng với xăng dầu giảm giá giúp hoạt động khai thác thuận lợi.
Đối với nuôi trồng thủy sản, 10 tháng đầu năm đạt trên 2,8 triệu tấn, tăng 2% so với cùng kỳ 2014, trong đó mặc dù diện tích giảm nhưng nhờ liên kết SX theo chuỗi nên sản lượng nuôi vẫn tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, trong khi diện tích tôm thẻ giảm gần 4% thì tôm sú lại tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.
Có thể bạn quan tâm

Dâu hiện là một trong những loại cây ăn trái chiếm diện tích khá lớn tại huyện Phong Điền, TP Cần Thơ. Trong đó, dâu hạ châu là loại cây ăn trái đặc sản tại địa phương đã được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến. Để duy trì và phát triển bền vững diện tích trồng dâu trên địa bàn Phong Điền, các cấp, các ngành chức năng tại địa phương và thành phố đã và đang rất quan tâm giúp nông dân ổn định đầu ra sản phẩm.

Bên cạnh chôm chôm, măng cụt, dâu Hạ Châu… nhiều nhà vườn ở Cần Thơ và Hậu Giang hiện cũng đang bước vào mùa thu hoạch cóc với mức giá chấp nhận được.

Trong chuyến đi tham quan thực tế một số vườn xoài tại Đồng Tháp, đoàn doanh nghiệp Nhật Bản thỏa thuận sẽ hỗ trợ nông dân xây dựng hoàn thiện chuỗi giá trị ngành hàng xoài. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển và xây dựng ngành hàng xoài ở Đồng Tháp.

Thị trường nông sản đang nóng dần lên khi hàng loạt trái cây đang chín rộ. Điểm đáng mừng là sức tiêu thụ mạnh và giá ổn định hơn so với cùng kỳ, mặc dù giá đã có chiều hướng giảm.

Khoai môn là cây trồng truyền thống của người dân một số ấp thuộc xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, những năm gần đây, do điều kiện thuận lợi về đất đai, thổ nhưỡng, cây môn trở thành cây màu chủ lực của xã Đại An, tạo nguồn thu ổn định cho người dân. Tuy nhiên, do thiếu điện phục vụ tưới tiêu nên diện tích khoai môn của xã Đại An khó có thể tăng thêm trong thời gian tới.