Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vượt khó, làm giàu từ lợn thịt

Vượt khó, làm giàu từ lợn thịt
Ngày đăng: 25/09/2015

Với riêng đàn lợn thịt, mỗi năm ông Phạm Văn Hinh xuất bán gần trăm tấn.

Ông Hinh kể, cách đây hơn 10 năm, chắt chiu vốn liếng, ông bắt đầu xây một số gian chuồng để chăn nuôi mấy chục con lợn thịt và đào ao thả cá.

Sau vài năm chăn nuôi thành công, ông vay mượn thêm mở rộng quy mô chăn nuôi gắn với hệ thống hầm biogas, đào thêm ao nuôi.

“Lúc cao điểm, tôi nuôi tới 300 đầu lợn thịt và hàng chục con lợn nái. Mỗi năm tôi cho xuất chuồng ngót trăm tấn lợn hơi, hàng chục tấn cá cùng nhiều gia súc gia cầm khác. Kinh tế gia đình thay đổi nhanh và mạnh, có tích lũy lớn hàng năm”.

Với ông Hinh, được giúp đỡ mọi người cùng vươn lên thoát khỏi đói nghèo cũng là một niềm vui. Từ quan niệm sống ấy, không chỉ tuyển dụng hơn chục lao động tại chỗ  vào làm việc, mỗi năm ông Hinh dành 50 triệu đồng, 150 con giống, ứng trước 10 tấn thức ăn chăn nuôi không tính lãi giúp các hộ nghèo.

Tới khi lợn được xuất bán thì các hộ hoàn lại vốn gốc cho ông.

Qua cách này, ông Hinh đã giúp 5 hộ thoát nghèo. Bên cạnh đó, vài năm gần đây, ông còn tích cực ủng hộ các hoạt động từ thiện, nhân đạo với số tiền hàng chục triệu đồng; ủng hộ kinh phí xây dựng nhà văn hóa thôn, làm đường giao thông nông thôn tại thôn Hùng Xuân 1, hỗ trợ người khuyết tật...

Ông Hinh chia sẻ: “Cuộc sống của tôi bây giờ cũng khá đầy đủ rồi nhưng mơ ước làm giàu và giúp đỡ mọi người cùng vươn lên thì chưa hề giảm. Sắp tới tôi sẽ đầu tư thêm các mô hình trồng thanh long ruột đỏ, nuôi gà ác, lợn bản…

Những mô hình đó thì người nghèo rất dễ học và làm theo. Khi cả bản giàu, cả thôn khá thì lòng mình cũng sẽ vui hơn”.


Có thể bạn quan tâm

Mong Ngày “Hái Quả” Mong Ngày “Hái Quả”

Vượt qua mọi khó khăn, mạo hiểm ban đầu, đến nay giấc mơ chinh phục “vàng trắng” với người trồng cao su ở Điện Biên đang dần hiện thực hóa khi dòng “vàng trắng” đầu tiên sắp chảy về. Với người dân góp đất trồng cao su cũng như những người “đứng mũi chịu sào” thì ngày “hái quả” đang đến gần.

09/02/2015
Mô Hình Nuôi Trồng Thủy Sản 3 Trong 1 Hạn Chế Dịch Bệnh Đạt Hiệu Quả Cao Tại Sóc Trăng Mô Hình Nuôi Trồng Thủy Sản 3 Trong 1 Hạn Chế Dịch Bệnh Đạt Hiệu Quả Cao Tại Sóc Trăng

Cả hợp tác xã có 53 ha, cứ 5 - 8 ha lại có một ao lắng để cấp nước đã qua xử lý cho các ao nuôi tôm, theo chỉ đạo của Hợp tác xã, khi con nước lớn và sạch mới lấy nước vào ao lắng, sau đó khử trùng bằng Iodine, sau 5 - 7 ngày mới lấy nước vào ao nuôi tôm, tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để xử lý ao nuôi và ao lắng.

10/02/2015
Nông Dân Nguyễn Văn Trinh Thành Công Từ Mô Hình Kết Hợp Lúa – Cá Nông Dân Nguyễn Văn Trinh Thành Công Từ Mô Hình Kết Hợp Lúa – Cá

Những năm qua, bên cạnh việc trồng lúa, nhiều nông dân huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã lựa chọn những mô hình sản xuất kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như hộ ông Nguyễn Văn Trinh (xã Vĩnh Phú Đông), nhờ thực hiện có hiệu quả mô hình sản xuất kết hợp lúa - cá nên thu lãi gần 100 triệu đồng/năm.

10/02/2015
Quảng Ngãi Khai Thác Gần 9.000 Tấn Thủy Sản Trong Tháng Đầu Năm Quảng Ngãi Khai Thác Gần 9.000 Tấn Thủy Sản Trong Tháng Đầu Năm

Theo đánh giá của ngành chức năng, trong tháng 01/2015, thời tiết thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản, các đội tàu đánh bắt xa bờ tích cực ra khơi và đánh bắt được mùa. Mặt khác, giá dầu giảm mạnh trong thời gian gần đây cũng là yếu tố làm cho các chủ tàu tích cực ra khơi bám biến nên sản lượng tăng mạnh so với cùng kỳ.

10/02/2015
Bình Thuận Hiện Đại Hóa Tàu Cá, Nâng Cao Thu Nhập Cho Ngư Dân Bình Thuận Hiện Đại Hóa Tàu Cá, Nâng Cao Thu Nhập Cho Ngư Dân

Hội thảo hướng đến mục tiêu đưa ra những đề án về giải pháp phát triển ngư nghiệp dựa theo phương án đánh bắt cá của Việt Nam, đồng thời giới thiệu mẫu tàu Composite FRP tiên tiến và mô hình sản xuất kinh doanh, bao tiêu sản phẩm. Tham dự hội thảo có chủ thuyền và những nhà đầu tư bao tiêu sản phẩm.

10/02/2015