Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vườn Rau Nhỏ, Ý Nghĩa Lớn

Vườn Rau Nhỏ, Ý Nghĩa Lớn
Ngày đăng: 09/05/2014

Ai từng đến Na Son mấy năm trước mới hiểu được ý nghĩa của câu nói: "Rau dân bản trồng được!"...

Đến với Na Son, một xã vùng cao của huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) vào thời điểm này, ngoài những món ăn truyền thống như: Cá nướng (Pa pỉnh tộp), rêu suối, măng rừng, thịt khô… du khách sẽ được thưởng thức những món rau được hấp, đồ, nướng, luộc… với lời giới thiệu đầy tự hào: "Rau sạch đấy. Rau dân bản trồng, không có thuốc sâu, phân đạm gì đâu".

Ai từng đến Na Son mấy năm trước mới hiểu được ý nghĩa của câu nói: "Rau dân bản trồng được!", bởi Na Son là một trong những xã vốn khó khăn, nặng tư tưởng bao cấp, tự cung tự cấp, nên cá suối- rau rừng… kiếm trong tự nhiên hàng ngày vốn đã ăn vào tâm thức của dân bản.

Những năm trước, đến với thị trấn Điện Biên Đông, chỉ đi ăn quán muộn một chút là coi như hết thức ăn, nhất là rau xanh, bởi "hôm nay hàng đưa từ dưới thành phố lên ít quá" hoặc "hôm nay hàng không lên, các bác ăn tạm cơm với trứng vậy nhé". Cũng vì phụ thuộc nguồn rau xanh từ thành phố nên mỗi khi có chuyển xe khách lên là các chủ quán, người dân xúm lại tranh nhau từng mớ rau héo quắt.

Năm 2010, ông Lường Văn Lấm - già bản Na Son, xã Na Son cũng đã tiên phong trong việc trồng rau xanh trong vườn nhà. Xung quanh nhà ông trồng rất nhiều vạt rau, được rào giậu cẩn thận, cùng với chuồng gà, vịt, chuồng lợn rất ngăn nắp. Ông cho biết thêm: “Mình là cán bộ, các con, cháu cũng làm cán bộ nên việc gì hay, việc gì tốt là mình phải đi đầu làm gương. Cứ làm có hiệu quả, chịu khó hướng dẫn là dân sẽ học theo thôi.

Nếu biết trồng rau ăn thì sẽ biết xoá nghèo, làm giàu và làm nhiều việc khác tốt hơn cho cuộc sống của mình”. Tuy nhiên theo già Lấm, "cán bộ đã tuyên truyền, vận động nhiều nhưng chuyển biến còn chậm lắm. Bà con vẫn quen với cách thức kiếm rau trong tự nhiên. Những năm qua nhà tôi tự trồng các loại rau để ăn, dân nhìn thấy như việc gì lạ lắm. Vận động mãi cũng chỉ có mấy hộ làm theo".

Nay sau 4 năm trở lại Na Son, tôi đã thấy những vạt rau xanh biếc quanh những mái nhà sàn trong bản và ở nhiều bản trong xã. Ngay chợ trung tâm thị trấn huyện Điện Biên Đông cũng bày bán rất nhiều loại rau xanh.

Bà Quàng Thị Bua, dân bản Na Son đang ngồi bán rau trong chợ, bảo: “Bây giờ rau rừng cũng có ít rồi, chủ yếu là rau của nhà trồng được thôi. Hộ nào trồng nhiều có tới cả ngàn mét vuông, có rau bán quanh năm. Hộ nào trồng ít cũng có 10-20m2 rau ăn, lại tiết kiệm được tiền vì khỏi phải mua rau đắt, tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức so với đi kiếm rau rừng… Các chú mua rau cho đi, rau dân bản trồng, sạch lắm đấy”.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Cắn Răng Nhổ Hoa Lay-Ơn Cho Bò Ăn Nông Dân Cắn Răng Nhổ Hoa Lay-Ơn Cho Bò Ăn

Bà Lê Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND xã Hiệp An cho biết: “Năm nay, xã Hiệp An có khoảng 50 ha hoa lay-ơn bị nở sớm, không thu hoạch được. Nguyên nhân của việc này là do thời tiết không thuận lợi. Còn hoa lay-ơn liên tục bị rớt giá là do năm nay bà con tại xã xuống giống quá nhiều khiến “cung vượt cầu”.

03/03/2015
Xuất Khẩu Nông Lâm Thủy Sản Giảm 1,9% Xuất Khẩu Nông Lâm Thủy Sản Giảm 1,9%

Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 1,87 tỷ USD, giảm 5,3%; giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 907 triệu USD, giảm 9,4%, giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 1.046 triệu USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

03/03/2015
Khai Thác Thủy Sản Thắng Lớn Đầu Năm Khai Thác Thủy Sản Thắng Lớn Đầu Năm

Cụ thể, tại vùng biển miền Trung như Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Phú Yên đến các vùng biển Nam Bộ như Kiên Giang, Cà Mau… ngư dân phấn khởi khi trúng đậm mùa tôm, cá biển. Thêm vào đó, một số loại hải sản được giá như: Cá cơm, cá nục, cá thu, cá ngừ, tôm, nhuyên thể…giúp các tàu đánh bắt tăng thêm thu nhập.

03/03/2015
Giá đầu vào tăng nhiều áp lực cho người chăn nuôi Giá đầu vào tăng nhiều áp lực cho người chăn nuôi

Ngành chăn nuôi đang phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu nhập khẩu để chế biến thức ăn. Bên cạnh đó, giá xăng dầu tăng cước vận tải tăng theo cũng làm cho người chăn nuôi chịu nhiều áp lực do giá đầu vào cao.

02/06/2015
Vui buồn mùa lấy mật Vui buồn mùa lấy mật

Mùa lấy mật chính vụ của người nuôi ong trên các cánh rừng Gia Lai nói riêng, Tây Nguyên nói chung đang khép lại. Có người trúng đậm, có người buồn xo trước một năm thất bát…

02/06/2015