Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phụ Nữ Thôn An Hiệp Giúp Nhau Làm Kinh Tế

Phụ Nữ Thôn An Hiệp Giúp Nhau Làm Kinh Tế
Ngày đăng: 22/08/2014

Vài năm trở lại đây, Chi hội phụ nữ thôn An Hiệp (xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng) đã xây dựng nhiều mô hình giúp hội viên phát triển kinh tế gia đình, mang lại nguồn thu nhập chính đáng và góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phong trào hoạt động của Hội.

Theo chị Nguyễn Thị Thu Hương, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn An Hiệp, hiện Chi hội phụ nữ thôn An Hiệp có 325 hội viên đang sinh hoạt tại 17 tổ phụ nữ, với nghề nghiệp chủ yếu là làm nông.

Tuy nhiên, do thiếu đất sản xuất, thiếu việc làm nên nhiều năm qua, ngoài chăm sóc, thu hái cà phê lúc mùa vụ, một số chị em phải đi làm thuê, làm mướn kiếm sống, thời gian chăm sóc, nuôi dạy con cái vì thế bị hạn chế, việc tham gia sinh hoạt tổ chức hội cũng gặp nhiều khó khăn.

Trước thực tế trên, chi hội phụ nữ thôn đã xây dựng nhiều mô hình giúp hội viên phát triển kinh tế gia đình như: móc hoa kéo áo, đan lưới giăng bông…

Cũng theo chị Hương, để những mô hình này thật sự mang lại việc làm và tạo thêm thu nhập cho chị em, trước tiên, Ban Cán sự Chi hội phụ nữ thôn phải đi sâu nắm vững từng hoàn cảnh, khả năng và sức khoẻ của từng hội viên đang thiếu việc làm để giúp chị em chọn cho mình mô hình phát triển kinh tế gia đình phù hợp.

“Tại các tổ dệt móc này, chúng tôi khuyến khích chị em tổ trưởng năng động trong khâu liên hệ nhận hàng, học mẫu mã và trực tiếp dạy nghề miễn phí cho các chị em hội viên và sản phẩm làm ra cũng được tổ trưởng trực tiếp nhận kiểm hàng giao cho công ty.

Làm việc tại các tổ dệt móc, chị em được thanh toán tiền công kịp thời và đầy đủ, công việc lại nhẹ nhàng nên ngày càng thu hút đông đảo hội viên trong thôn”- chị Hương cho biết thêm. Và hiện, Chi hội phụ nữ thôn An Hiệp đã xây dựng được 2 tổ móc hoa kéo áo với 55 thành viên và 2 tổ móc lưới giăng bông đang tạo việc làm cho 63 lao động nữ, với thu nhập bình quân từ 1,5 - 2 triệu đồng/tháng.

Đặc biệt, những mô hình này không chỉ tạo việc làm ổn định, để chị em phụ nữ trong thôn không còn cảnh đi làm thuê, làm mướn xa nhà, có thêm điều kiện để chăm sóc, nuôi dạy con cái, mà các mô hình này còn thu hút con em hội viên tham gia trong các dịp nghỉ hè, nghỉ tết nhằm phụ giúp gia đình có thêm thu nhập; đồng thời, góp phần vào việc hạn chế tình trạng ăn chơi lêu lổng và các tệ nạn xã hội khác.

Ngoài những mô hình trên, Chi hội phụ nữ thôn An Hiệp còn động viên chị em duy trì và nhân rộng mô hình nuôi tằm, tín chấp cho các hội viên đầu tư trồng nấm mèo, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao, với thu nhập bình quân từ 2,5 - 3 triệu đồng/tháng. Chị Nguyễn Thị Thiềng (tổ 6, thôn An Hiệp) cho biết, nhiều năm trước đây, chị cũng bị cái đói, cái nghèo đeo bám.

Nhưng rồi, nhờ có sự động viên của bà con lối xóm, được chính quyền xã và chi hội phụ nữ thôn tạo mọi điều kiện để tiếp cận các nguồn vốn vay, chị đã dần dần vươn lên thoát nghèo bằng cách “xoay” rất nhiều nghề như trồng la ghim, nuôi heo, trồng dâu nuôi tằm… với một suy nghĩ là làm sao thoát nghèo càng sớm càng tốt. Và 4 năm qua, khi các con đã lớn, đi làm, có thu nhập, với thu nhập hơn 40 triệu đồng/năm từ nghề trồng dâu nuôi tằm và cà phê, không chỉ trả được nợ, gia đình chị đã thật sự thoát nghèo bền vững.

Cùng với đó, Chi hội phụ nữ thôn An Hiệp còn duy trì và thành lập 3 tổ tiết kiệm với số hội viên tham gia là 158 người, tổng số tiền gần 64 triệu đồng cho 38 chị em khó khăn vay; xây dựng 1 tổ hùn vốn với 39 chị tham gia, với số tiền 3,9 triệu đồng cho 1 chị có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mượn…

Từ những mô hình giúp nhau làm kinh tế, Chi hội phụ nữ thôn An Hiệp đã giúp 5 hội viên phụ nữ thoát nghèo vươn lên có kinh tế khá, đưa tỷ lệ hộ nghèo của địa phương từ 7,03% (năm 2011) giảm xuống còn 2,5% (năm 2014); đồng thời, thu hút chị em hội viên trong thôn tham gia sinh hoạt tổ, hội ngày càng đông, với tỷ lệ tham gia sinh hoạt từ 68,6% (năm 2011) lên 80,1% (năm 2014), góp phần giúp chi hội phụ nữ thôn giữ vững danh hiệu chi hội vững mạnh trong nhiều năm liền.


Có thể bạn quan tâm

Hưng Yên công nhận 7 cây nhãn đầu dòng Hưng Yên công nhận 7 cây nhãn đầu dòng

Ngày 16.10, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị công bố kết quả bình tuyển và trao giấy chứng nhận cho các hộ có cây nhãn đầu dòng. Nhãn đầu dòng được bình tuyển gồm 3 loại: Nhãn chín sớm, nhãn chín chính vụ và nhãn chín muộn.

22/10/2015
Chặng nước rút khó khăn Chặng nước rút khó khăn

Vốn đổ vào đầu tư phát triển, vượt thu ngân sách… cho thấy mục tiêu tăng trưởng 11,5% của năm 2015 rất khả thi, nhưng Quảng Nam phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trước ngưỡng cửa hoạch định kế hoạch năm 2016.

22/10/2015
Chính phủ báo cáo Quốc hội về TPP Chính phủ báo cáo Quốc hội về TPP

Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng báo cáo tình hình kinh tế - xã hội phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2016 - 2020 và năm 2016; trong đó đề cập nhiều nội dung về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

22/10/2015
Nhập nhằng sản phẩm làng nghề xây dựng thương hiệu Nhập nhằng sản phẩm làng nghề xây dựng thương hiệu

Xây dựng sản phẩm lưu niệm du lịch gắn với bảo tồn làng nghề đang là hướng ưu tiên hiện nay của nhiều địa phương. Thông qua các sản phẩm thủ công đặc trưng không chỉ giúp giữ gìn thương hiệu mà còn tạo điều kiện cho người dân tăng thu nhập để yên tâm gắn bó với nghề.

22/10/2015
Bảo tồn và phát triển bưởi trụ Đại Bình Bảo tồn và phát triển bưởi trụ Đại Bình

Trải qua một thời gian dài triển khai, dự án Bảo tồn nguồn gen và phát triển giống bưởi trụ lông Đại Bình do Trung tâm Giống nông lâm nghiệp Quảng Nam triển khai được kỳ vọng sẽ mở ra hướng nâng cao giá trị cho loại đặc sản này.

22/10/2015