Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vườn Rau Nhỏ, Ý Nghĩa Lớn

Vườn Rau Nhỏ, Ý Nghĩa Lớn
Publish date: Friday. May 9th, 2014

Ai từng đến Na Son mấy năm trước mới hiểu được ý nghĩa của câu nói: "Rau dân bản trồng được!"...

Đến với Na Son, một xã vùng cao của huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) vào thời điểm này, ngoài những món ăn truyền thống như: Cá nướng (Pa pỉnh tộp), rêu suối, măng rừng, thịt khô… du khách sẽ được thưởng thức những món rau được hấp, đồ, nướng, luộc… với lời giới thiệu đầy tự hào: "Rau sạch đấy. Rau dân bản trồng, không có thuốc sâu, phân đạm gì đâu".

Ai từng đến Na Son mấy năm trước mới hiểu được ý nghĩa của câu nói: "Rau dân bản trồng được!", bởi Na Son là một trong những xã vốn khó khăn, nặng tư tưởng bao cấp, tự cung tự cấp, nên cá suối- rau rừng… kiếm trong tự nhiên hàng ngày vốn đã ăn vào tâm thức của dân bản.

Những năm trước, đến với thị trấn Điện Biên Đông, chỉ đi ăn quán muộn một chút là coi như hết thức ăn, nhất là rau xanh, bởi "hôm nay hàng đưa từ dưới thành phố lên ít quá" hoặc "hôm nay hàng không lên, các bác ăn tạm cơm với trứng vậy nhé". Cũng vì phụ thuộc nguồn rau xanh từ thành phố nên mỗi khi có chuyển xe khách lên là các chủ quán, người dân xúm lại tranh nhau từng mớ rau héo quắt.

Năm 2010, ông Lường Văn Lấm - già bản Na Son, xã Na Son cũng đã tiên phong trong việc trồng rau xanh trong vườn nhà. Xung quanh nhà ông trồng rất nhiều vạt rau, được rào giậu cẩn thận, cùng với chuồng gà, vịt, chuồng lợn rất ngăn nắp. Ông cho biết thêm: “Mình là cán bộ, các con, cháu cũng làm cán bộ nên việc gì hay, việc gì tốt là mình phải đi đầu làm gương. Cứ làm có hiệu quả, chịu khó hướng dẫn là dân sẽ học theo thôi.

Nếu biết trồng rau ăn thì sẽ biết xoá nghèo, làm giàu và làm nhiều việc khác tốt hơn cho cuộc sống của mình”. Tuy nhiên theo già Lấm, "cán bộ đã tuyên truyền, vận động nhiều nhưng chuyển biến còn chậm lắm. Bà con vẫn quen với cách thức kiếm rau trong tự nhiên. Những năm qua nhà tôi tự trồng các loại rau để ăn, dân nhìn thấy như việc gì lạ lắm. Vận động mãi cũng chỉ có mấy hộ làm theo".

Nay sau 4 năm trở lại Na Son, tôi đã thấy những vạt rau xanh biếc quanh những mái nhà sàn trong bản và ở nhiều bản trong xã. Ngay chợ trung tâm thị trấn huyện Điện Biên Đông cũng bày bán rất nhiều loại rau xanh.

Bà Quàng Thị Bua, dân bản Na Son đang ngồi bán rau trong chợ, bảo: “Bây giờ rau rừng cũng có ít rồi, chủ yếu là rau của nhà trồng được thôi. Hộ nào trồng nhiều có tới cả ngàn mét vuông, có rau bán quanh năm. Hộ nào trồng ít cũng có 10-20m2 rau ăn, lại tiết kiệm được tiền vì khỏi phải mua rau đắt, tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức so với đi kiếm rau rừng… Các chú mua rau cho đi, rau dân bản trồng, sạch lắm đấy”.


Related news

Cách Làm Khuyến Nông Của Chị Hậu Cách Làm Khuyến Nông Của Chị Hậu

Rời Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên với tấm bằng kỹ sư ngành thú y nhưng chị Phạm Thị Hậu, 31 tuổi ở xã Mỹ Yên (Đại Từ - Thái Nguyên) không xin vào làm ở các doanh nghiệp lớn hay cơ quan Nhà nước mà lại đam mê công việc của một khuyến nông viên. Bởi chị tâm niệm, giúp nông dân sản xuất hiệu quả, ổn định đã là một niềm hạnh phúc...

Tuesday. June 18th, 2013
Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Lúa Năm 2013 Ở Bắc Ninh Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Lúa Năm 2013 Ở Bắc Ninh

Năm 2012, được sự hỗ trợ kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bắc Ninh xây dựng mô hình nuôi cá lúa trên diện tích 4 ha với 12 hộ tham gia. Đầu tháng 7/2012, Trung tâm chuyển 112.000 con cá rô đồng, 24.000 con rô phi, 8500 con cá mè, 25.500 con cá chép VI giống cho các hộ nuôi. Cá giống khỏe mạnh đồng đều.

Monday. April 22nd, 2013
Xã Có Trên 500 Hộ Nuôi Cá Lóc Xã Có Trên 500 Hộ Nuôi Cá Lóc

Ông Nguyễn Văn Kiệt, Chủ tịch UBND xã Giục Tượng, huyện Châu Thành (Kiên Giang), cho biết: Hiện nay toàn xã có hơn 500 hộ thực hiện mô hình nuôi cá lóc theo nhiều dạng như: 2 lúa 1 cá, hoặc nuôi trong mùng lưới và trong ao đem lại hiệu quả bình quân từ 50-100 triệu đồng/năm.

Monday. August 5th, 2013
Phụ Nữ Ấp Mỹ An B Thoát Nghèo Từ Mô Hình Nuôi Chim Cút Ở Tiền Giang Phụ Nữ Ấp Mỹ An B Thoát Nghèo Từ Mô Hình Nuôi Chim Cút Ở Tiền Giang

Năm 2011, ấp Mỹ An B, xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) còn 15 hộ nghèo, trong đó có nhiều hộ do phụ nữ làm chủ hộ; đến nay đã có 5 hộ thoát nghèo nhờ sự hỗ trợ vốn gắn với chuyển giao kỹ thuật nuôi chim cút do Hội Liên hiệp Phụ nữ xã phát động, điển hình là hai chị Bùi Thị Ánh Tuyết và Nguyễn Thùy Dung.

Sunday. September 16th, 2012
Anh Nguyễn Văn Giang Với Nghề Nuôi Con Đặc Sản Anh Nguyễn Văn Giang Với Nghề Nuôi Con Đặc Sản

Theo lời giới thiệu của cán bộ khuyến nông thị trấn Nếnh, chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi tổng hợp các con đặc sản của gia đình anh Nguyễn Văn Giang ở xóm Cầu thôn Sen Hồ- thị trấn Nếnh- huyện Việt Yên.

Tuesday. June 18th, 2013