Vườn quả vùng hẻo lánh
Vườn cam Vinh trĩu quả của gia đình ông Sơn.
Nếu đến thăm vườn cây ăn quả của gia đình ông Sơn vào thời điểm này, hẳn ai cũng phải trầm trồ. Cả khu đồi bãi rộng là màu xanh của những hàng cam, bưởi xum xuê quả.
Nhiều cây phải dùng cây chống, buộc dây để đỡ những chùm quả sai trĩu. Ông Sơn cho hay, trước đây diện tích này trồng vải thiều, lại nằm ở nơi heo hút nhất xã nên nhiều vụ không bán được.
Năm 2011, trong một lần lên Lục Ngạn ông biết nhiều nhà vườn lãi cao nhờ trồng cam, bưởi nên cất công học hỏi.
Qua tìm hiểu, ông thấy chất đất của vườn đồi nhà mình gần giống với đồng đất Lục Ngạn lại có thế hình nón, thoát nước tốt nên phù hợp với cây có múi.
Ngay sau đó, ông thuê người cải tạo vườn vải sang trồng loại cây mới. Với số vốn của gia đình và vay mượn thêm bạn bè, người thân, ông lặn lội xuống Hưng Yên, lên Lục Ngạn học hỏi kỹ thuật, mua cây giống đủ tiêu chuẩn về trồng trên diện tích hơn 2 ha.
Để thuận lợi cho chăm sóc, ông Sơn lắp đặt hệ thống ống nước xung quanh vườn, bảo đảm tưới nước thuận lợi; có bể pha thuốc bảo vệ thực vật trừ sâu bệnh.
Hằng ngày ông bám vườn, theo dõi sát sao từng cây. Nhờ vậy diện tích cam, bưởi phát triển tốt, cho năng suất cao.
Năm 2014, gia đình ông thu được hơn 5 tấn cam và 1,7 vạn quả bưởi Diễn.
Mùa quả chín, thương lái ở trong và ngoài tỉnh về thu mua tại vườn, trừ chi phí ông lãi hơn 300 triệu đồng. Năm 2015, ông Sơn dự tính thu khoảng 15 tấn cam và hơn 1 vạn quả bưởi.
Theo ông Sơn, cần dựa vào chất đất, đặc tính sinh học của cây và thời điểm để có biện pháp chăm sóc phù hợp. Khi cây nhú lộc phải phun thuốc trừ sâu vẽ bùa, nhện đỏ và phòng bệnh gỉ sắt. Cuối tháng 6, đầu tháng 7 làm bả bẫy ruồi vàng hại quả.
Có thể bạn quan tâm
Chỉ trong hơn 2 tháng đầu năm 2013, ngư dân tỉnh Bạc Liêu đã khai thác gần 20.000 tấn thủy sản các loại, trong đó tôm đạt gần 2.800 tấn, còn lại là các loại thủy sản khác như cá và mực. Hiện tại, dù giá thủy sản không tăng so với năm trước, nhưng hầu hết ngư dân đều có lãi sau mỗi chuyến biển vì đạt sản lượng. Cụ thể, đối với tàu lưới lãi từ 1 - 3 triệu đồng/ngày, nghề lưới cá chim lãi từ 12 - 17 triệu đồng/chuyến/5 - 6 ngày; nghề lưới tôm thẻ lãi 6 - 10 triệu đồng/chuyến; nghề lưới cá chét lãi từ 10 - 15 triệu đồng/chuyến/ 3 - 4 ngày… Riêng tàu đánh bắt xa bờ, lãi từ 100 triệu đến vài trăm triệu đồng/chuyến đi biển từ 1 - 3 tháng.
Nghề nuôi ong lấy mật ở xã Thạnh Tây đã có từ khá lâu, tuy nhiên trước đây phần lớn là do Vườn quốc gia Gò Gò - Xa Mát tổ chức nuôi. Đến khoảng đầu năm 2013, khi VQG mở lớp đào tạo kỹ thuật và cung cấp con giống cho người dân ở xã Thạnh Tây thì nghề nuôi ong lấy mật mới được nông dân tiếp cận và phát triển. Tuy đây là một mô hình còn khá mới mẻ nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, giúp người dân nâng cao thu nhập.
Công ty cổ phần kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn (APT Co.) cho biết, công ty đã ký hợp đồng đại lý độc quyền và tiêu thụ nhiều mặt hàng thủy sản với thương hiệu APT tại Hàn Quốc. Ngoài ra, công ty hiện đang sản xuất thêm nhiều mặt hàng thủy sản tinh chế như chả giò, chạo tôm, há cảo… và thủy hải sản khô như cá chỉ vàng, cá điêu hồng... để chào hàng vào thị trường EU, Nhật, Hàn Quốc… Đây là nhóm mặt hàng giá trị gia tăng đem lại hiệu quả cao.
Theo Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, diện tích thả nuôi cá tra của thành phố là 667 ha bằng 96% so với cùng kỳ năm 2012. Sản lượng thu hoạch 12.095 tấn, bằng 66% so với cùng kỳ, năng suất bình quân 212 tấn/ha. Trong tháng 1 và 2, giá cá tra nguyên liệu từ 19.500 – 20.000 đồng/kg, các hộ nuôi lỗ từ 3.500 – 4.000 đồng/kg. Sang đầu tháng 3, giá cá tra nguyên liệu đã tăng lên 22.500 – 23.000 đồng/kg, các hộ nuôi hòa vốn. Về tình hình sản xuất giống cá tra, sau thời gian phát triển nóng từ năm 2012, đến nay, diện tích ương cá tra giống chỉ bằng 56 % so với cùng kỳ năm 2012 tương đương 595 ha, với sản lượng ước đạt 128 triệu con. Nguyên nhân khiến diện tích ương nuôi cá tra giống giảm là do cung vượt cầu trong năm 2012 khiến tình hình tiêu thụ khó khăn. Hiện tại, giá cá tra giống loại 2 phân (2 cm) đã tăng nhẹ lên 25.000 đồng/kg nhưng nguồn thả nuôi còn thấp.
An Giang là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, trong đó cây màu phát triển rất mạnh và còn nhiều tiềm năng. Để khai thác hiệu quả hơn tiềm năng đó, đặc biệt là tạo ra sản phẩm sạch chất lượng, năng suất cao nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, tỉnh đang triển khai mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại một số địa phương, trong đó huyện An Phú được chọn thí điểm 2 mô hình ở xã Phú Hữu và Khánh An.