Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vươn Lên Từ Mô Hình Nuôi Bò Vỗ Béo

Vươn Lên Từ Mô Hình Nuôi Bò Vỗ Béo
Ngày đăng: 05/07/2013

Men theo con đường đất đỏ cách trung tâm UBND xã Bình Tân, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) chừng 2 km, vượt qua con suối nhỏ, chúng tôi tìm đến khu vườn rộng hơn 2 ha của gia đình người cựu chiến binh Trần Ngọc Sơn, ở thôn Bình Sơn.

Năm tháng qua đi, niềm vui cũng đến với gia đình người lính khi những vụ mùa sản xuất được mùa. Có nguồn thu, từ đó ông mạnh dạn đầu tư chuyển sang chăn nuôi heo, gà, dê rồi bò với số lượng khá nhiều. Nhưng ngày đó chăn nuôi theo kiểu manh mún, không áp dụng các tiến bộ khoa học, không chủ động nguồn thức ăn, thị trường tiêu thụ còn khá bấp bênh, nên gia đình ông cũng không ít lần ngậm đắng nuốt cay. Nhưng rồi cái nghiệp chăn nuôi không rời gia đình, năm 2005 ông được cấp giấy chứng nhận với quy mô sản xuất chăn nuôi theo hướng trang trại trên diện tích hơn 10 ha đất.

Mấy năm gần đây, khi ngành chăn nuôi luôn gặp khó, gia đình ông thu hẹp dần và chuyển sang nuôi bò theo kiểu vỗ béo. Cách chuyển hướng này giúp ông đã có nguồn thu khá hơn. Nhờ nắm được những thuận lợi ở địa phương, đến nay ông đã gầy được đàn bò với gần 20 con bò giống sinh sản để lấy bò con nuôi vỗ béo thương phẩm.

Bên cạnh đó, ông chịu khó đi các vùng mua bò nhỏ ở địa phương cũng như các xã lân cận về nuôi vỗ béo để bán. “Để bò được tăng trọng nhanh, ngoài thức ăn thô, còn bổ sung nguồn thức ăn tinh như cám gạo, bột bắp, bột mì giúp bò nhanh béo, lượng thịt nhiều, da bóng, nhiều thương lái thích mua, bán được giá cao hơn bò nuôi bình thường.

Ngoài bò giống, thì bò con mua lại giá khoảng 6 triệu đồng một con. Khi mua về nuôi chăm sóc theo hướng vỗ béo. Sau 4 - 5 tháng có thể bán thương phẩm, lãi từ 4 đến 6 triệu đồng/con. Trung bình cứ mỗi tháng, một con bò vỗ béo lãi 1 triệu đồng. Nhờ nuôi số nhiều nên mỗi khi xuất bán thương phẩm mang về nguồn thu khá cao”, ông Sơn cho biết.

Hiện ông Sơn trồng hơn 1 ha cỏ các loại như cỏ tím, cỏ voi, cỏ xả… trong vườn để làm thức ăn cho đàn bò. Ngoài ra ông tận dụng nguồn phụ phẩm nông sản như mì khô, bắp… để làm thức ăn tinh cho bò. Nhờ vậy đàn bò phát triển nhanh. Không chỉ thu nhập từ việc bán bò thương phẩm, mà ông tận dụng nguồn phân hữu cơ bón cho vườn cỏ và rẫy hoa màu, một phần bán cho các nhà vườn trồng thanh long, cây ăn trái ở địa phương để tăng thêm thu nhập. Sau bao thăng trầm với “nghiệp chăn nuôi”, giờ mỗi năm ông thu nhập hơn 100 triệu đồng, cuộc sống kinh tế gia đình khá hơn nhiều, trở thành gương người cựu chiến binh sản xuất giỏi của xã.


Có thể bạn quan tâm

Vụ Đông Được Mùa, Được Giá Vụ Đông Được Mùa, Được Giá

Đồng ruộng được dồn đổi, chỉnh trang, kiến thiết tạo nhiều thuận lợi cho thâm canh và áp dụng cơ giới hóa. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, nhiều mô hình và cách làm hay, hiệu quả đã được khẳng định trong thực tiễn qua nhiều năm là cơ sở để áp dụng và nhân rộng nhanh.

29/01/2015
Hiệu Quả Từ Sản Xuất Chè Vụ Đông Hiệu Quả Từ Sản Xuất Chè Vụ Đông

Trên con đường bê tông phẳng phiu, uốn lượn qua những nương chè xanh ngát, chúng tôi đến nhà ông Trần Duy Hưng ở xóm Cây Thị, một trong những hộ làm chè Đông lâu năm của xã. Ông cho biết : Vì chủ động được nguồn nước tưới nên năm nào nhà tôi cũng làm 10 sào chè vụ đông.

29/01/2015
Kim Sơn (Hà Nội) Phát Triển Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả Kim Sơn (Hà Nội) Phát Triển Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả

Vụ đông năm 2014, được sự quan tâm của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (Sở NN&PTNT), Trạm Khuyến nông huyện Gia Lâm đã phối hợp với HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Kim Sơn triển khai 2 mô hình sản xuất trên đất 2 vụ lúa. Đó là mô hình trồng hoa ly với diện tích 1.000m2 và 8ha trồng khoai tây giống Đức bằng phương pháp làm đất tối thiểu.

29/01/2015
"Cây Đổi Đời" Dưới Chân Núi LangBiang

Với đồng bào K’Ho dưới chân núi LangBiang này, cây dâu tây còn có một tên gọi khác, giàu ý nghĩa và trìu mến hơn: Cây đổi đời!... Sở dĩ có tên gọi như vậy, bởi chính cây dâu tây đã làm cho diện mạo cuộc sống của đồng bào K’Ho nơi đây thật sự thay da đổi thịt chỉ trong thời gian ngắn.

29/01/2015
Thái Niên (Lào Cai) Cam Trồng Thử Nghiệm Bị Sâu Bệnh Nặng Thái Niên (Lào Cai) Cam Trồng Thử Nghiệm Bị Sâu Bệnh Nặng

Tính đến thời điểm này, xã Thái Niên đã trồng được gần 18 ha hai giống cam nói trên, trong đó có 17,3 ha cam V2. Giống cam V2 do Viện Di truyền Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cung cấp; giống cam Canh do Trạm Bảo vệ thực vật huyện Bảo Thắng cung cấp.

29/01/2015