Vươn Lên Từ Mô Hình Nuôi Bò Vỗ Béo
Men theo con đường đất đỏ cách trung tâm UBND xã Bình Tân, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) chừng 2 km, vượt qua con suối nhỏ, chúng tôi tìm đến khu vườn rộng hơn 2 ha của gia đình người cựu chiến binh Trần Ngọc Sơn, ở thôn Bình Sơn.
Năm tháng qua đi, niềm vui cũng đến với gia đình người lính khi những vụ mùa sản xuất được mùa. Có nguồn thu, từ đó ông mạnh dạn đầu tư chuyển sang chăn nuôi heo, gà, dê rồi bò với số lượng khá nhiều. Nhưng ngày đó chăn nuôi theo kiểu manh mún, không áp dụng các tiến bộ khoa học, không chủ động nguồn thức ăn, thị trường tiêu thụ còn khá bấp bênh, nên gia đình ông cũng không ít lần ngậm đắng nuốt cay. Nhưng rồi cái nghiệp chăn nuôi không rời gia đình, năm 2005 ông được cấp giấy chứng nhận với quy mô sản xuất chăn nuôi theo hướng trang trại trên diện tích hơn 10 ha đất.
Mấy năm gần đây, khi ngành chăn nuôi luôn gặp khó, gia đình ông thu hẹp dần và chuyển sang nuôi bò theo kiểu vỗ béo. Cách chuyển hướng này giúp ông đã có nguồn thu khá hơn. Nhờ nắm được những thuận lợi ở địa phương, đến nay ông đã gầy được đàn bò với gần 20 con bò giống sinh sản để lấy bò con nuôi vỗ béo thương phẩm.
Bên cạnh đó, ông chịu khó đi các vùng mua bò nhỏ ở địa phương cũng như các xã lân cận về nuôi vỗ béo để bán. “Để bò được tăng trọng nhanh, ngoài thức ăn thô, còn bổ sung nguồn thức ăn tinh như cám gạo, bột bắp, bột mì giúp bò nhanh béo, lượng thịt nhiều, da bóng, nhiều thương lái thích mua, bán được giá cao hơn bò nuôi bình thường.
Ngoài bò giống, thì bò con mua lại giá khoảng 6 triệu đồng một con. Khi mua về nuôi chăm sóc theo hướng vỗ béo. Sau 4 - 5 tháng có thể bán thương phẩm, lãi từ 4 đến 6 triệu đồng/con. Trung bình cứ mỗi tháng, một con bò vỗ béo lãi 1 triệu đồng. Nhờ nuôi số nhiều nên mỗi khi xuất bán thương phẩm mang về nguồn thu khá cao”, ông Sơn cho biết.
Hiện ông Sơn trồng hơn 1 ha cỏ các loại như cỏ tím, cỏ voi, cỏ xả… trong vườn để làm thức ăn cho đàn bò. Ngoài ra ông tận dụng nguồn phụ phẩm nông sản như mì khô, bắp… để làm thức ăn tinh cho bò. Nhờ vậy đàn bò phát triển nhanh. Không chỉ thu nhập từ việc bán bò thương phẩm, mà ông tận dụng nguồn phân hữu cơ bón cho vườn cỏ và rẫy hoa màu, một phần bán cho các nhà vườn trồng thanh long, cây ăn trái ở địa phương để tăng thêm thu nhập. Sau bao thăng trầm với “nghiệp chăn nuôi”, giờ mỗi năm ông thu nhập hơn 100 triệu đồng, cuộc sống kinh tế gia đình khá hơn nhiều, trở thành gương người cựu chiến binh sản xuất giỏi của xã.
Related news
Nhờ thời tiết năm nay thuận lợi, không xảy ra mưa lũ nên mai lá năm nay sinh trưởng và phát triển tốt, cây không bị sâu bệnh, lá xanh, dáng đẹp nên thương lái xem rất ưng ý. Gía bán mai cũng tăng lên từ 15-20% so với năm ngoái nên nhiều nhà vườn thời điểm này đã có doanh thu hàng trăm triệu đồng.
Hiện, huyện Lạng Giang đã thành lập Hội Sản xuất và tiêu thụ nấm với gần 300 hội viên tham gia, mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng nghìn tấn nấm thương phẩm, gồm các loại chủ yếu là nấm sò, nấm mộc nhĩ, nấm mỡ... đem lại doanh thu vài trăm triệu đồng cho mỗi hộ sản xuất.
Sản lượng tôm nuôi của tỉnh tăng mạnh là do năm nay tình hình thời tiết tương đối ổn định, dịch bệnh được kiểm soát, giá thương phẩm cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng luôn ở mức cao nên người dân mạnh dạn đầu tư thả nuôi.
Từ đây, su su được chuyển bằng ô tô đông lạnh lên Lào Cai, xuất qua Trung Quốc. Một ngày, gia đình ông Bảo xuất từ 5 – 6 tấn su su rau qua bên kia cửa khẩu. Tại thị trường trong nước, mỗi ngày, ông Bảo chuyển từ 1,5 – 2 tấn su su cho các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng.
Ngày 10/12 vừa qua, tại hội thảo “Tăng năng suất sản xuất nông nghiệp: Sử dụng phân bón và hóa chất”, do Bộ Công thương, Bộ NN-PTNT và UBND TP Cần Thơ phối hợp tổ chức, đa số nông dân kiến nghị các cơ quan chức năng quản lý tăng cường các biện pháp kiểm tra nạn mua bán phân bón giả, kém chất lượng tràn lan. Trong khi chi phí phân bón chiếm 30-50% giá thành nông phẩm nông dân làm ra.