Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất khẩu Quảng Ngãi hướng đến mục tiêu 1 tỷ USD

Xuất khẩu Quảng Ngãi hướng đến mục tiêu 1 tỷ USD
Ngày đăng: 27/10/2015

Trong bối cảnh đó, dưới sự quan tâm của tỉnh, doanh nghiệp xuất khẩu trong tỉnh đã nỗ lực phấn đấu giữ vững sản xuất, mở rộng thị trường và đạt được nhiều thành quả quan trọng.

Bước tiến mới

Theo báo cáo của tỉnh, giá trị xuất khẩu năm 2015 của Quảng Ngãi đạt 545 triệu USD.

Ngoài sự đóng góp to lớn của Doosan Vina vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh còn có các sản phẩm truyền thống như đường RS, tinh bột mì, gỗ dăm, nước khoáng, may mặc, linh kiện điện tử...

Trong đó, chỉ tính riêng sản phẩm gỗ dăm, 9 tháng năm 2015, sản lượng gỗ khai thác phục vụ xuất khẩu ước đạt gần 516.000m3, tăng hơn 28% so với cùng kỳ năm 2014.

Sản phẩm tinh bột mì sản xuấ,t xuất khẩu từ đầu năm 2015 đến nay đạt gần 100.000 tấn, trong đó vụ từ cuối tháng 8.2015 đến nay đạt gần 40.000 tấn.

Thị trường xuất khẩu truyền thống của hai sản phẩm gỗ dăm và tinh bột mì của tỉnh chủ yếu là Trung Quốc, Đài Loan.

Gần đây, thị trường gỗ dăm được mở rộng sang Nhật Bản và tinh bột mì đang tiến sang thị trường Hàn Quốc.

 

Tàu chờ nhận hàng tại cụm cảng Dung Quất.

Những năm qua, với nhiều chính sách ưu tiên cho phát triển công nghiệp xuất khẩu đã tạo động lực cho các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này hoạt động hiệu quả hơn, vừa tăng doanh thu, vừa tạo việc làm cho người lao động địa phương.

Đơn cử như đối với Doosan Vina, ngay chân nhà máy sản xuất, được tỉnh hỗ trợ, tạo điều kiện xây dựng cảng xuất sản phẩm.

Hiện tại cảng xuất sản phẩm của nhà máy này là 1 trong 4 cảng thuộc cụm cảng nước sâu Dung Quất phục vụ hoạt động xuất hàng đi các nước đối tác.

Hiện nay, mỗi năm cụm cảng nước sâu Dung Quất gồm PTSC, Gemadept, Marina đón hàng nghìn lượt tàu, trong đó có những con tàu trọng tải hơn 100.000 tấn.

Ngoài ra, 5 cầu cảng và phao xuất sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất luôn ổn định hoạt động, đáp ứng yêu cầu nhập hàng, xuất hàng của nhà máy.

Từ những kết quả đạt được, Quảng Ngãi xác định giai đoạn 2015 – 2020, kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt 1 tỷ USD.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu

Để đạt mục tiêu xuất khẩu đạt 1 tỷ USD, bên cạnh tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng Khu Kinh tế Dung Quất, các khu công nghiệp, tỉnh sẽ tích cực, chủ động hỗ trợ nhà đầu tư giải quyết kịp thời những công việc liên quan.

Đồng thời, phát huy tối đa các lợi thế và tiềm năng sẵn có của tỉnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo chiều rộng và chiều sâu, nhất là công nghiệp phục vụ xuất khẩu.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, Cục Hải quan Quảng Ngãi đã đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính; triển khai các chính sách thuế, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) thực hiện thông quan điện tử, thông quan tự động và thực hiện một cửa quốc gia (gọi tắt là VNACCS/VCIS)...

nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh.

Ông Lê Văn Quang - Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Ngãi, cho biết: Để đảm bảo nguồn thu, Cục Hải quan Quảng Ngãi đã triển khai thủ tục hải quan điện tử, qua đó, giảm được thời gian và chi phí rất nhiều cho DN.

Trong đó, đáng chú ý là Hải quan Quảng Ngãi đã triển khai hệ thống VNACCS/VCIS do Nhật Bản viện trợ cho Hải quan Việt Nam, nhằm tự động hóa các thủ tục liên quan đến Chính phủ và các ngành.

Theo đó, tất cả các công đoạn kiểm tra tờ khai, phản hồi, phân luồng đều được tự động hóa qua hệ thống xử lý dữ liệu.

Từ lợi ích của hệ thống VNACCS/VCIS đã giúp các DN xuất nhập khẩu các mặt hàng qua cảng thuận lợi, giảm được chi phí, thời gian khá nhiều.

Cùng với Hải quan, Cảng vụ Quảng Ngãi là lực lượng chức năng làm nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp xuất hàng hóa tại cụm cảng nước sâu Dung Quất, luôn trong tư thế trực sẵn sàng giải quyết các thủ tục hành chính, giải phóng nhanh bến bãi.

Ông Nguyễn Văn Huệ - Trưởng phòng Pháp chế, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi cho biết: “Cảng vụ hàng hải Quảng Ngãi sẵn sàng hỗ trợ, kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thủ tục cho doanh nghiệp để xuất hàng hóa theo đúng cam kết với đối tác”.

Những trợ lực từ chính quyền và các cơ quan chức năng đều hướng đến hỗ trợ các DN đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu, đem lại nguồn thu cho tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

5 Loại Giống Triển Vọng Với Vùng Đất Phèn Mặn 5 Loại Giống Triển Vọng Với Vùng Đất Phèn Mặn

Ngày 8-4, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NN ƯDCNC) Hậu Giang tổ chức buổi Hội thảo đánh giá đặc tính và chọn ra các giống lúa có triển vọng làm cơ sở nhân rộng trong thời gian tới tại ấp 7, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ.

11/04/2014
Nông Dân Trồng Ớt Đang Gặp Khó Nông Dân Trồng Ớt Đang Gặp Khó

Những ngày này, các cánh đồng ớt trên địa bàn huyện Thanh Bình (địa phương có diện tích trồng ớt lớn nhất tỉnh) bước vào thu hoạch rộ. Tuy nhiên, không khí thu hoạch vụ ớt này không còn hối hả, rộn ràng như vụ ớt năm 2013, do giá ớt đang ở mức thấp, dưới giá thành sản xuất.

11/04/2014
Giá Trị Thực Của Ca Cao Bến Tre Giá Trị Thực Của Ca Cao Bến Tre

Từ đầu năm 2014 đến nay, giá ca cao đã phục hồi và duy trì ở mức từ 4.700 đến 5.000 đồng/kg trái, sau đợt sụt giá vào cuối năm 2013 (chỉ còn 3.000 đến 3.500 đồng/kg trái). Hạt ca cao lên men hiện có giá từ 55.500 đến 61.500 đồng/kg. Sự biến động giá ca cao lần này có ý nghĩa đặc biệt đối với người trồng cây ca cao.

11/04/2014
Cơn Mưa Vàng Cho Người Nông Dân Cơn Mưa Vàng Cho Người Nông Dân

Liên tục mấy ngày qua trận mưa đầu mùa khá lớn tại thị xã Đồng Xoài (Bình Phước) và một số huyện, thị khiến nông dân phấn khởi, hàng ngàn ha cây trồng được cứu thoát.

11/04/2014
Giàu Có Từ Làm VAC Giàu Có Từ Làm VAC

Với mô hình vườn – ao – chuồng khép kín, gia đình ông Ngô Văn Kiện ở xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình không những thoát nghèo mà còn có của ăn của để.

11/04/2014