Vùng Đầu Nguồn Đói Cá Đồng

Mùa nước nổi năm nay lên thấp, tình hình đánh bắt thủy sản ở An Giang khó khăn, ngay cả những địa phương đầu nguồn như: An Phú, Tân Châu, Châu Đốc…, lượng cá đồng rất khan hiếm, giá bán cao nhưng cung không đủ cầu. Chị Nguyễn Thị Bé, tiểu thương bán cá ở thị trấn An Phú (An Phú), cho biết, dù đang giữa mùa nước nổi nhưng giá mua vào một số loại thủy sản vẫn còn cao.
Trong đó, cá linh dao động từ 20.000 – 25.000 đồng/kg, cá sặc điệp từ 35.000 – 40.000 đồng/kg, cá rô đồng 60.000 – 70.000 đồng/kg, riêng cá lóc đồng lên đến 80.000 – 100.000 đồng/kg, còn cua, ốc vẫn giữ giá 20.000 – 25.000 đồng/kg… So với mùa nước nổi năm 2011, giá cá, cua đồng cùng thời điểm cao hơn gấp đôi.
Riêng tại huyện An Phú, những địa phương trước đây vốn có nguồn thủy sản mùa nước dồi dào như: Phước Hưng, Quốc Thái, Khánh An, Phú Hữu, Vĩnh Hội Đông… thì hiện nay chỉ có vài điểm chợ bán với số lượng ít cá đồng, chủ yếu người dân vẫn phải ăn cá nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Giống lúa nếp Anh Đào do TS Đào Xuân Tân, nguyên Trưởng khoa Công nghệ sinh học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 lai tạo và chọn lọc.

Với hơn 14 triệu ha rừng, lâm sản ngoài gỗ (LSNG) bao đời nay đã gắn với sinh kế của hàng triệu nông dân gắn với nghề rừng. Tuy nhiên, để khai thác tiềm năng, tiến tới xây dựng một số sản phẩm LSNG thành ngành hàng lớn thì còn là vấn đề nan giải.

Nhiều kế sách hay đã được các chuyên gia, nhà quản lý và lãnh đạo các đơn vị khai thác công trình thủy lợi (CTTL) đưa ra để ngăn ngừa, đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ CTTL.

Xoài là một trong 5 ngành hàng chủ lực của tỉnh Đồng Tháp chọn, để phát triển ổn định bền vững, vì vậy đòi hỏi có sự liên kết chặt chẽ giữa DN và nông dân.

Trong tái cơ cấu kinh tế, KH-CN đã được xác định là động lực then chốt để thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững.