Từ thiếu đói triền miên thành tỷ phú nhờ cây cà phê
Từ phận làm thuê thành tỷ phú
Năm 1992, vì quá đói, nên ông Ha Kai đã đưa vợ con tới thôn Tân Hợp khai hoang đất trồng lúa đồi. Thế nhưng 2ha lúa đồi do không được canh tác bài bản nên thu nhập chẳng được bao nhiêu, 10 miệng ăn trong gia đình ông vẫn thiếu đói triền miên trong những lúc giáp hạt. Những lúc ấy, vợ chồng ông phải lặn lội khắp nơi làm thuê kiếm sống. Nhưng nếu như người khác chỉ biết cúi đầu làm thuê kiếm tiền, thì Ha Kai lại ấp ủ quyết tâm là “ông chủ”. Chính vì thế, mà ông đã tích lũy rất nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật trồng cà phê.
Năm 1995, với vốn kinh nghiệm đã kha khá, vợ chồng Ha Kai quyết định bỏ cây lúa chuyển sang trồng cà phê. “Vì không có vốn nên tôi đi xin những cây cà phê con mang về trồng dần trên rẫy nhà mình. Sau 1 năm, số cà phê con tôi xin được đã trồng kín 2ha đất. Đồng thời, tôi đi vay mượn tiền để mua phân bón chăm sóc cho cây. Và trong thời gian đợi cà phê ra trái, vợ chồng tôi đi làm thuê thậm chí là vào ban đêm để kiếm tiền nuôi con”- Ha Kai kể lại quãng đời khó khăn.
Đằng đẵng 3 năm làm thuê kiếm sống và nuôi cây, cuối cùng vợ chồng ông Ha Kai cũng được “trả công” xứng đáng. Ngay thời điểm thu bói, nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật, vườn cà phê của ông Ha Kai đã đạt năng suất lên đến 2 tấn/ha. Chẳng mấy chốc, vườn cà phê ấy đã giúp vợ chồng Ha Kai đã có của ăn của để. Chỉ sau 2 năm thu hoạch, ông Ha Kai đã tích góp được một số vốn kha khá và quyết định mở rộng diện tích cà phê lên đến 6ha. Cùng với đó, gia đình ông còn mở rộng đầu tư mô hình VAC với bò, dê, ao cá…
Hiện mỗi năm, gia đình Ha Kai bỏ túi khoảng 1,5 tỷ đồng. Năm 2011, Ha Kai xây một căn nhà rộng đến 200m2, trị giá hơn 2 tỷ đồng.
Giúp đồng bào cùng thoát nghèo
" Không chỉ là tỷ phú giàu có tốp đầu của xã vươn lên từ kiếp làm thuê, vợ chồng Ha Kai là người đã giúp rất nhiều gia đình đồng bào K’Ho thoát đói nghèo bằng cách cho mượn tiền để phát triển kinh tế mà không lấy lãi. Chúng tôi rất khâm phục!...”. |
Đặc biệt, Ha Kai còn được biết đến như một “Mạnh Thường Quân” luôn chia sẻ những khó khăn của người nghèo trong vùng. Hiện tại, ông Ha Kai vẫn đang cho những gia đình nghèo khó nhất trong thôn mượn gần 100 triệu đồng để làm vốn phát triển kinh tế. Ha Brin, một gia đình trước đây thuộc diện đặc biệt khó khăn, làm không đủ ăn, sau khi được vợ chồng Ha Kai cho mượn 15 triệu đồng và hướng dẫn cho kỹ thuật trồng cà phê. Chỉ sau 1 mùa cà phê được chăm sóc đúng kỹ thuật, năng suất cà phê tăng lên tới gần 4 tấn/ha, vợ chồng Ha Brin lập tức trả được tiền đã mượn, thoát nghèo, nay cũng đã trở nên giàu có với thu nhập ổn định trên 100 triệu đồng/năm.
Với trang trại của mình, Ha Kai đã tạo công ăn việc làm ổn định cho 10 lao động với mức lương thấp nhất là 3,5 triệu đồng/tháng bao luôn ăn ở. Vào mùa thu hoạch cà phê, vợ chồng Ha Kai còn thuê tới hơn 50 lao động, trả từ 200.000-250.000 đồng/ngày.
Có thể bạn quan tâm
Hội thảo chuyên đề “Việt Nam có nên mở rộng XK gạo?” do Viện chính sách chiến lược phát triển NN-NT (Ipsard) tổ chức mới đây, ông Nguyễn Đình Bích, chuyên gia phân tích thị trường lúa gạo, cho biết, XK gạo năm nay khó khăn.
ĐBSCL bắt đầu thu hoạch rộ lúa ĐX, có nhiều ý kiến khác nhau về giải pháp tạm trữ lúa gạo để đảm bảo việc tiêu thụ, giữ giá lúa của nông dân. NNVN đã có cuộc trao đổi với GS.TS Bùi Chí Bửu, Phó Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp VN, Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp Miền Nam xung quanh vấn đề này.
Sau hai năm thực hiện mô hình cấy và gieo thẳng lúa theo phương thức hàng rộng, hàng hẹp, nhiều nông dân Thái Bình đã thừa nhận hiệu quả của phương thức này, đó là: giảm 30% lúa giống, tăng năng suất 10%, giảm sâu bệnh và không còn dấu hiệu của bệnh vàng lùn, lùn sọc đen
Lũ bất ngờ lên nhanh khiến hàng nghìn nhà dân ở miền Trung bị ngập trong nước, giao thông bị chia cắt, đời sống khốn đốn. Tại tỉnh Quảng Trị, sáng 17/10 đã có gần 14.000 ngôi nhà bị ngập, nơi sâu nhất lên tới 2,5m
Hải Dương đã tuyển chọn và phát triển một số giống lúa chất lượng cao nhằm khuyến cáo, mở rộng diện tích giống lúa kháng rầy.