Ông chủ trang trại không thích nói suông

Anh Tôn Kế Toại chính là Phó Chủ tịch Hội ND xã Sơn Thủy, huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh). Lần đầu đến thăm, ít ai ngờ cơ ngơi trang trại bề thế với hàng ngàn đầu lợn, gà, hàng trăm con thỏ được anh Toại gây dựng trên vùng đất cằn chỉ trong vòng 3 năm.
Gian nan khai phá đất cằn
Nếu không được Chủ tịch Hội ND huyện Hương Sơn - Phan Văn Khanh giới thiệu thì tôi cứ tưởng Toại là kỹ sư hay anh sinh viên thực tập, bởi trông anh khá trẻ so với cái tuổi 32. Chất giọng mộc mạc, Toại kể về những năm tháng gian nan khai phá đất cằn. Sau khi học xong cấp 3, năm 2002, Toại thi vào ngành chăn nuôi thú y của Trường Trung cấp Nông nghiệp Hà Tĩnh. Năm 2004, tốt nghiệp về quê Toại lại làm ND. Sau nhiều đêm trằn trọc với kiến thức chăn nuôi học được ở trường, Toại quyết định làm trang trại đúng thời điểm Hà Tĩnh khuyến khích nhân dân tận dụng đất để phát triển sản xuất kinh tế nông nghiệp hàng hóa. Toại nộp đơn lên xã xin nhận thầu 3ha đất cằn bạc màu bỏ hoang bên sườn núi thôn Hồng Thủy để lập trại chăn nuôi.
“Không chỉ vợ mà ông bà nội ngoại đều ái ngại, viện đủ khó khăn để can ngăn tôi từ bỏ. Tôi đã đưa ra kế hoạch chi tiết cho việc lập trang trại để thuyết phục mọi người. Thấy tôi say mê và thuyết trình có lý, dần dà mọi người tin và quay ra ủng hộ…” - Toại nhớ lại. Bắt tay vào lập trang trại, hàng ngày Toại dậy sớm mang đồ nghề, vật liệu vào chân núi làm việc tới tối mịt mới về. Thấy con vất vả, bố mẹ Toại mang sổ đỏ thế chấp cho ngân hàng để vay vốn giúp anh cải tạo, xây dựng trang trại.
Sau một năm xây dựng, Toại tìm tới những vùng chăn nuôi lớn tập trung ở Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An học hỏi kinh nghiệm, tìm bạn hàng tiêu thụ. Năm 2012, tỉnh Hà Tĩnh có chính sách hỗ trợ vay vốn, Toại được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hương Sơn cho vay 800 triệu đồng đầu tư nuôi 600 con lợn thương phẩm. Từ đây, giấc mơ làm giàu của anh Toại đã trở thành sự thật.
Thành quả của quyết tâm
"Làm cán bộ Hội ND nên mình không thể nói suông được, phải tự làm, làm thành công thì bà con mới tin và làm theo...”, anh Tôn Kế Toại cho biết. |
Nhớ lại lứa lợn đầu tiên được xuất bán, Toại thổ lộ: “Nuôi 600 con lợn thịt, xuất chuồng, trừ mọi chi phí, tôi bỏ túi hơn 200 triệu đồng tiền lãi. Lần đầu tiên có số tiền lớn trong tay, tôi biết mình đã đi đúng hướng”. Dẫn chúng tôi dạo một vòng xung quanh trang trại, chỉ vào hai dãy chuồng với 1.200 con lợn thịt thương phẩm gần đến ngày xuất chuồng, Toại cho hay, mỗi năm anh xuất chuồng 2,5 lứa lợn thịt với hàng ngàn con, lợi nhuận đạt 600-700 triệu đồng.
Sau 2 năm vững vàng với kinh nghiệm nuôi lợn, Toại tiếp tục đầu tư nuôi gà và thỏ. Đến nay, ngoài 1.200 con lợn mỗi lứa, trang trại của anh nuôi hơn 1.000 con gà cỏ (giống gà địa phương) và đàn thỏ hơn 300 con. Mỗi năm, Toại có khoản lợi nhuận từ gà và thỏ đạt hơn 300 triệu đồng. Trang trại luôn có 4 lao động thường xuyên với mức lương mỗi tháng trên 4 triệu đồng/người.
Ở xã Sơn Thủy đã có gần chục hộ hội viên, ND nhờ Toại hướng dẫn, tư vấn, giúp đỡ làm trang trại thành công như mô hình chăn nuôi, trồng thanh long, trồng cam.
Có thể bạn quan tâm

Khi trang trại quy mô lớn mất dần ưu thế về hiệu quả, người dân xã Hòa Ninh (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) mạnh dạn chuyển hướng phát triển kinh tế nông hộ theo kiểu trang trại gia đình quy mô nhỏ, với hiệu quả mang lại từ việc khai thác tối đa tiềm năng tại chỗ, phát triển đàn vật nuôi quy mô vừa.

Ông Võ Văn Theo, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Tân, cho biết: "Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc lập lại trật tự trong hoạt động xuất khẩu khoai lang sang thị trường nước ngoài, từ ngày 5-8-2013, việc lập lại trật tự trong mua bán khoai lang bước đầu đã có chuyển biến tích cực.

Hiện nông dân ở các huyện Thạnh Hoá, Tân Thạnh và Mộc Hoá (tỉnh Long An) đã thu hoạch xong hơn 4.300 ha khoai mỡ của vụ hè thu năm nay trước khi lũ đổ về, năng suất đạt từ 15-16 tấn/ha, tăng gần 20% so với năm trước.

Với diện tích gần 8.000m2 đất lúa, gia đình anh Nguyễn Văn Song (ấp Hà Đức, xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) áp dụng khoa học- kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, nên lợi nhuận mang lại khá cao, đời sống gia đình luôn đủ ăn, khấm khá dần lên.

Do ảnh hưởng của 2 cơn bão số 5, 6 kết hợp lũ lớn lâu ngày đã làm cho hàng chục ha nuôi trồng thủy sản vùng ngoài đê của huyện Yên Phong (Bắc Ninh) bị ngập lụt. Nhiều nông dân vốn là chủ của những trang trại với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm bỗng chốc trắng tay do diện tích nuôi trồng thủy sản, cây trồng chuẩn bị đến ngày thu hoạch bị chìm trong nước lũ.