Đua nhau bán nho giá rẻ không rõ nguồn gốc

Thời gian gần đây, có rất đông đồng bào dân tộc thiểu số lấy nho không rõ nguồn gốc về bán giá rẻ ở thành phố Lai Châu và dọc ven đường trên tuyến quốc lộ 4D, thuộc địa bàn xã Lản Nhì Thàng, huyện Phong Thổ. Việc bán nho không rõ nguồn gốc này gây nguy cơ mất an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Trong vai khách hàng, chúng tôi đã có cuộc khảo sát các điểm bán nho dọc tuyến quốc lộ 4D trên địa bàn xã Lản Nhì Thàng, huyện Phong Thổ và khu vực chợ trung tâm thành phố Lai Châu để mua nho. Nho được lót bao tải xuống nền đường để bày bán với giá rẻ. Qua giao tiếp, chúng tôi biết được họ đều là người dân tộc Dao.
Khi được hỏi về nguồn gốc, người bán chỉ cho biết: Nho này được trồng ở xa lắm, nhà nước cấp cho; đã trồng 5 năm rồi. Nho được bán gần một tuần nay, ban đầu 80.000 đồng/kg, giờ xuống còn 50.000–60.000 đồng/kg”.
Có một điều lạ là tất cả nho được bày bán ở chợ hay trên đường đều có hình dáng bên ngoài chín mọng, tươi ngon. Giá thành dao động 40.000-60.000 đồng/kg, chỉ bằng một nửa so với loại bán tại các cửa hàng nên thu hút nhiều người mua. Đặc biệt, người mua được giới thiệu nho này trồng ở trên núi, ở xã Lản Nhì Thàng, huyện biên giới Phong Thổ nên ngày càng thu hút người tiêu dùng.
Ông Thào A Ký, Phó chủ tịch UBND xã Lản Nhì Thàng, huyện Phong Thổ khẳng định, từ trước tới nay trên địa bàn chưa bao giờ có dự án trồng nho và việc trồng tự phát cũng chưa thấy bao giờ. Thấy người dân bày bán nhiều những ngày qua, xã đã thành lập đoàn công tác phối hợp cùng lực lượng Quản lý thị trường huyện Phong Thổ đi kiểm tra, bước đầu xác định nho do bà con bán không rõ nguồn gốc. Đoàn công tác đã tuyên truyền nhắc nhở, vận động người dân, nhưng bà con vẫn bán.
“Từ trước đến giờ trên địa bàn không nghe nói đến dự án trồng nho. Bà con mua ở đâu về không rõ. Xã đã tổ chức tuyên truyền, vận động cho bà con không lấy hàng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm. Nếu bà con cứ bán, người qua đường mua ăn phải bị làm sao sẽ khổ cả bên mua và bên bán. Sau khi vận động, tuyên truyền, nhiều bà con đã không còn bán nho”, ông Thào A Ký nói.
Người tiêu dùng cần hết sức cảnh giác vì thời gian gần đây, nho có nguồn gốc từ Trung Quốc được người dân địa phương mang qua đường tiểu ngạch về bán nhiều. Các cơ quan chức năng tỉnh Lai Châu cũng cần kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng hoa quả không rõ nguồn gốc, để tránh những trường hợp ngộ độc đáng tiếc có thể xảy ra.
Có thể bạn quan tâm

Là huyện có chiều dài bờ biển trên 15km, Kim Sơn có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế, nhất là nghề nuôi trồng thủy sản. Nhờ phát triển nghề nuôi thủy sản mà đời sống của người dân nơi đây đã được cải thiện đáng kể, bộ mặt nông thôn mới ngày càng hiện ra rõ nét. Đặc biệt, những năm gần đây Kim Đông đã bứt phá vươn lên mạnh mẽ để trở thành một trong 2 xã của huyện về đích nông thôn mới vào cuối năm 2014.

Màn đêm còn tối mịt. Vậy mà, những cái “chợ ma” vẫn hoạt động nhộn nhịp. Tiếng máy nổ xình xịch, tiếng kỳ kèo trả giá giữa những bạn hàng xa và “ngư phủ” trong đêm trở nên ấm áp. Tám Tăng (62 tuổi) lái chiếc ghe đục chạy từ hướng Tri Tôn qua Vĩnh Hanh (Châu Thành, An Giang) nhá chiếc đèn pha lia lịa về cái “chợ ma” để báo hiệu ghe cá sắp cặp bến.

Cụ thể, trên diện tích khoảng 56,86ha, Hanoimilk tiến hành trồng cỏ và thức ăn thô xanh, sử dụng những giống mới chất lượng, năng suất cao, áp dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất ra khoảng 10.000 tấn cỏ và thức ăn thô xanh/năm, phục vụ cho việc chăn nuôi giai đoạn đầu khoảng 250 con bò sữa và mở rộng lên thành 2.000 con bò sữa trong giai đoạn tiếp theo. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 110,973 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ quý IV/2014 - quý II/2016.

Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm tăng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán; thời tiết chuyển lạnh làm giảm sức đề kháng của gia súc, gia cầm, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát tán và gây bệnh…

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT Vũng Liêm, trong tháng 10, trên địa bàn huyện có 2 nơi phát hiện đàn bò có triệu chứng bệnh lở mồm long móng ở thị trấn Vũng Liêm và xã Hiếu Thành, nhưng đã được khống chế. Trên đàn gia cầm, tình hình dịch bệnh ổn định, có một số bệnh thông thường xảy ra ở một số nơi như bệnh Gumboro, bại liệt trên vịt,...; không có bệnh cúm trên đàn gia cầm.