Vua Vịt Đẻ Trứng
Nghề nuôi vịt đẻ trứng lúc thăng lúc trầm, nhưng nhờ quyết tâm cao, chịu khó học hỏi mà ông Vũ Ngọc Quy (ấp 2, xã Phú Điền, huyện Tân Phú, Đồng Nai) được xem là vua vịt đẻ trứng ở xứ này.
Năm 1992, khi mới vào vùng đất Phú Điền để lập nghiệp, gia đình ông Vũ Ngọc Quy với 5 miệng ăn phải đi làm thuê, làm mướn khắp nơi trong vùng.
NốI lại nghề cũ
Cũng nhờ làm thuê mà ông Quy phát hiện ra rằng, nơi đây có rất nhiều đồng ruộng nhưng lại ít người tận dụng được nguồn phụ phẩm sau các vụ thu hoạch lúa. Sẵn có nghề nuôi vịt lấy trứng từ khi còn ở miền Bắc, năm 1993 ông Quy quyết định gom hết số tiền tích góp được trong nhà và vay thêm ngân hàng gần 100 triệu đồng để đầu tư xây dựng chuồng trại và mua con giống. Ông Quy nói: “Thời điểm đó, tôi là người đầu tiên của xã Phú Điền dám đầu tư một số tiền lớn như vậy để theo nghề nuôi vịt lấy trứng. Sợ làm ăn thua lỗ, tôi phải đến tận nơi bán giống có uy tín mà lựa chọn từng con một, nhờ vậy đàn vịt luôn phát triển khỏe mạnh”.
Nhờ có nhiều kinh nghiệm trong kỹ thuật chăn nuôi vịt đẻ trứng, lại thường xuyên tìm hiểu các loại cám và liều lượng cho ăn hàng ngày nên vịt cho trứng khá đều đặn. Hiện tại đàn vịt của ông Quy đã lên tới 1.200 con, trung bình mỗi tháng đàn vịt cho trên 30 ngàn trứng. Doanh thu từ bán trứng mỗi tháng đạt trên 100 triệu đồng. “Làm nghề này là phải chịu khó quan sát theo dõi để biết được con nào đẻ, con nào không mà xử lý” - ông Quy chia sẻ. Ông Quy còn cho biết, bí quyết của nuôi vịt thả đồng thành công là phải biết lựa chọn tăng, giảm đàn đúng thời điểm, có như vậy mới kiểm soát được lời lỗ và hạn chế nguy cơ thất bại.
Khổ vì cúm
Để có được như ngày hôm nay, ông Quy cũng đã trải qua tình cảnh vô cùng khó khăn. Nhớ nhất là năm 2002 khi dịch cúm H5N1 lan rộng, ông phải chôn sống đàn vịt trên 1 ngàn con. Mất trắng đàn vịt, không còn vốn liếng làm ăn, nợ ngân hàng không trả được, ông Quy rất lo lắng. Thế rồi ông quyết định bỏ nghề, cùng các con đến khu vực Cát Lái, TP.Hồ Chí Minh tìm việc, nhưng chủ ở đây chỉ hẹn khi nào cần thì gọi. Chờ mãi không được, cha con ông quyết định trở về vùng đất Phú Điền này để gầy dựng lại đàn vịt.
Cũng may, năm 2003 dịch bệnh trên gia cầm được khống chế. Với quyết tâm làm lại từ đầu, ông Quy đã chấp nhận vay vốn người quen để trả nợ ngân hàng, còn lại ít vốn ông đầu tư nuôi vịt. Thấy ông làm ăn có hiệu quả lại trả nợ đúng hạn, ngân hàng tiếp tục cho ông vay thêm vốn. Nhờ quyết tâm phục hồi đàn vịt, dần dần ông Quy vượt qua được khó khăn và trả hết nợ. Để đảm bảo chất lượng của đầu ra, ông Quy đã tự thiết kế 4 máy ấp trứng và 1 máy soi trứng. Các quả trứng trước khi đến tay người tiêu dùng đều được ông soi kiểm tra kỹ, những trứng không đủ tiêu chuẩn ông loại ngay từ đầu. Cũng nhờ vậy, trứng vịt của ông luôn ổn định chất lượng nên khách hàng rất thích và sẵn sàng mua với giá cao.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2014, kế hoạch gieo trồng của huyện Chợ Mới khoảng 78.800 héc-ta lúa, màu. Huyện sẽ tập trung xuống giống dứt điểm vụ đông xuân trong tháng 12; cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn, nhân rộng mô hình “Cánh đồng mẫu”; các địa phương nhanh chóng lên kế hoạch xả lũ, nạo vét kênh...
Đây sẽ là nguồn thu nhập lâu dài của các hộ tham gia dự án và là nơi tham quan học tập nghề vườn ở mỗi địa phương. Hiện có khoảng 780 hộ bước đầu có thu nhập hơn 700 triệu đồng từ vật nuôi và CAQ.
Những ruộng lạc đã đến kỳ thu hoạch ở xã Diễn Thịnh - vùng trồng lạc tập trung của huyện Diễn Châu (Nghệ An) phủ một màu đen héo úa. Vào vụ thu hoạch, nhưng nông dân không phấn khởi vì lạc bị giảm năng suất so với mọi năm...
Không như mọi ngày, sáng nay anh Lập dậy hơi muộn. Dư vị của trận nhậu tưng bừng tối hôm qua vẫn còn làm anh uể oải. Bữa tiệc do một khách hàng khao mừng việc con heo nái của mình đã hạ sinh được 14 con mà vẫn “mẹ tròn con vuông”. Đó là “thành quả” do có “tay nghề” của con heo nọc giống mà anh Lập đã nuôi dưỡng hơn hai năm nay.
Quy trình đã triển khai hiệu quả tại 2 huyện trồng ca cao trọng điểm của Lâm Đồng là huyện Đạ Huoai và huyện Đạ Tẻh.