Vua Vịt Đẻ Trứng

Nghề nuôi vịt đẻ trứng lúc thăng lúc trầm, nhưng nhờ quyết tâm cao, chịu khó học hỏi mà ông Vũ Ngọc Quy (ấp 2, xã Phú Điền, huyện Tân Phú, Đồng Nai) được xem là vua vịt đẻ trứng ở xứ này.
Năm 1992, khi mới vào vùng đất Phú Điền để lập nghiệp, gia đình ông Vũ Ngọc Quy với 5 miệng ăn phải đi làm thuê, làm mướn khắp nơi trong vùng.
NốI lại nghề cũ
Cũng nhờ làm thuê mà ông Quy phát hiện ra rằng, nơi đây có rất nhiều đồng ruộng nhưng lại ít người tận dụng được nguồn phụ phẩm sau các vụ thu hoạch lúa. Sẵn có nghề nuôi vịt lấy trứng từ khi còn ở miền Bắc, năm 1993 ông Quy quyết định gom hết số tiền tích góp được trong nhà và vay thêm ngân hàng gần 100 triệu đồng để đầu tư xây dựng chuồng trại và mua con giống. Ông Quy nói: “Thời điểm đó, tôi là người đầu tiên của xã Phú Điền dám đầu tư một số tiền lớn như vậy để theo nghề nuôi vịt lấy trứng. Sợ làm ăn thua lỗ, tôi phải đến tận nơi bán giống có uy tín mà lựa chọn từng con một, nhờ vậy đàn vịt luôn phát triển khỏe mạnh”.
Nhờ có nhiều kinh nghiệm trong kỹ thuật chăn nuôi vịt đẻ trứng, lại thường xuyên tìm hiểu các loại cám và liều lượng cho ăn hàng ngày nên vịt cho trứng khá đều đặn. Hiện tại đàn vịt của ông Quy đã lên tới 1.200 con, trung bình mỗi tháng đàn vịt cho trên 30 ngàn trứng. Doanh thu từ bán trứng mỗi tháng đạt trên 100 triệu đồng. “Làm nghề này là phải chịu khó quan sát theo dõi để biết được con nào đẻ, con nào không mà xử lý” - ông Quy chia sẻ. Ông Quy còn cho biết, bí quyết của nuôi vịt thả đồng thành công là phải biết lựa chọn tăng, giảm đàn đúng thời điểm, có như vậy mới kiểm soát được lời lỗ và hạn chế nguy cơ thất bại.
Khổ vì cúm
Để có được như ngày hôm nay, ông Quy cũng đã trải qua tình cảnh vô cùng khó khăn. Nhớ nhất là năm 2002 khi dịch cúm H5N1 lan rộng, ông phải chôn sống đàn vịt trên 1 ngàn con. Mất trắng đàn vịt, không còn vốn liếng làm ăn, nợ ngân hàng không trả được, ông Quy rất lo lắng. Thế rồi ông quyết định bỏ nghề, cùng các con đến khu vực Cát Lái, TP.Hồ Chí Minh tìm việc, nhưng chủ ở đây chỉ hẹn khi nào cần thì gọi. Chờ mãi không được, cha con ông quyết định trở về vùng đất Phú Điền này để gầy dựng lại đàn vịt.
Cũng may, năm 2003 dịch bệnh trên gia cầm được khống chế. Với quyết tâm làm lại từ đầu, ông Quy đã chấp nhận vay vốn người quen để trả nợ ngân hàng, còn lại ít vốn ông đầu tư nuôi vịt. Thấy ông làm ăn có hiệu quả lại trả nợ đúng hạn, ngân hàng tiếp tục cho ông vay thêm vốn. Nhờ quyết tâm phục hồi đàn vịt, dần dần ông Quy vượt qua được khó khăn và trả hết nợ. Để đảm bảo chất lượng của đầu ra, ông Quy đã tự thiết kế 4 máy ấp trứng và 1 máy soi trứng. Các quả trứng trước khi đến tay người tiêu dùng đều được ông soi kiểm tra kỹ, những trứng không đủ tiêu chuẩn ông loại ngay từ đầu. Cũng nhờ vậy, trứng vịt của ông luôn ổn định chất lượng nên khách hàng rất thích và sẵn sàng mua với giá cao.
Related news

Chiều 15/6, tại huyện Sông Hinh (Phú Yên), Sở NN-PTNT tổ chức lễ phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn. Tham dự buổi lễ có tiến sĩ Ignazio, chuyên gia Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT); tiến sĩ Bùi Xuân Phong, Phó phòng Quản lý sinh vật hại rừng Cục Bảo vệ Thực vật; tiến sĩ Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT.

Chiều 15/6, tại huyện Sông Hinh (Phú Yên), Sở NN-PTNT tổ chức lễ phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn. Tham dự buổi lễ có tiến sĩ Ignazio, chuyên gia Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT); tiến sĩ Bùi Xuân Phong, Phó phòng Quản lý sinh vật hại rừng Cục Bảo vệ Thực vật; tiến sĩ Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT.

Sau cơn mưa lớn vào tối 13.6, nhiều nông dân trồng mì trên đất ruộng đã phải hối hả nhổ mì để chạy mưa do sợ mì bị thối củ.

Vài năm trở lại đây, phần lớn nông dân trồng lúa đều bán lúa tươi tại ruộng. Tuy vậy, phía sau là chuyện “cò” lúa hoành hành, thương lái kỳ kèo với nhiều chiêu bài khác nhau đã trở thành nỗi lo thường xuyên của nông dân mỗi khi bước vào mùa thu hoạch.

Câu chuyện làm giàu của ông Phùng Văn Vịnh (xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) bắt đầu từ khóa học nghề do Trung tâm dạy nghề huyện tổ chức năm 2011. Thời điểm ấy, hai vợ chồng ông Vịnh vẫn quẩn quanh với vài sào ruộng khoán, tất tả ngược xuôi nuôi các con ăn học, từ những kiến thức trồng nấm cơ bản học được qua lớp học nghề đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của ông về việc làm kinh tế.