Kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong 9 tháng qua tăng 9,6%

Tính chung 9 tháng của năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 120,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2014
Trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI không kể dầu thô ước đạt 82,2 tỷ USD, tăng 21,1% và chiếm 68,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; tính cả dầu thô ước đạt 85,2 tỷ USD, tăng 15,8%.
Một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng cao là: dệt may đạt 17,1 tỷ USD, tăng 10,6%; da giầy đạt 8,8 tỷ USD, tăng 18,4%; gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 4,9 tỷ USD, tăng 9,1%; điện thoại và các linh kiện đạt 23,2 tỷ USD, tăng 34%; máy tính và linh kiện điện tử đạt 11,4 tỷ USD, tăng 52% so với cùng kỳ năm trước...
Mỹ đang là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Trong 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này tăng 19,6%, chiếm tỷ trọng khoảng 20,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Tiếp đến là thị trường Trung Quốc với kim ngạch xuất khẩu tăng 12,5%, chiếm tỷ trọng 10,4%; EU, kim ngạch xuất khẩu tăng 12,4%, chiếm tỷ trọng khoảng 18,9%...
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu tháng 9 của cả nước ước đạt 14,3 tỷ USD, tăng 1,2% so với tháng trước; trong đó, nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI ước đạt 8,4 tỷ USD, tăng 2,5%. Tính chung 9 tháng, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước ước đạt 124,6 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2014.
Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong 9 tháng năm 2015 gồm: xăng dầu đạt 7,1 triệu tấn, tăng 7,5% về lượng; sắt thép các loại 11,5 triệu tấn, tăng 41,5% về lượng; phân bón 3,2 triệu tấn, tăng 8,4% về lượng; máy móc thiết bị đạt 20,9 triệu USD, tăng 30% về kim ngạch; máy tính và linh kiện đạt 17,3 tỷ USD, tăng 31% về kim ngạch…
Về thị trường nhập khẩu, 9 tháng năm 2015, nhập khẩu từ châu Á chiếm khoảng 80,2% tổng kim ngạch nhập khẩu…
Như vậy, trong 9 tháng qua, nền kinh tế nhập siêu khoảng 3,9 tỷ USD, bằng 3,2% kim ngạch xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Nằm ở lưu vực sông Sêrêpôk đoạn qua xã Ea Na, huyện Krông Ana, nơi nối liền hai huyện Krông Ana (tỉnh Dak Lak) và huyện Krông Nô (tỉnh Dak Nông) có một trang trại cá diêu hồng, với sản lượng cá xuất ra hàng ngày lên tới 3-5 tấn. Vì nằm trên cồn, biệt lập với đất liền nên người dân quanh vùng đặt tên cho nơi này là "đảo cá".

Sau hơn ba năm triển khai thí điểm, đến nay, mô hình bảo hiểm nông nghiệp, trong đó có nghề nuôi tôm, đang từng bước đi vào đời sống, trở thành tấm lá chắn cho người nông dân trước những rủi ro, biến động trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện lại gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải được tháo gỡ.

Ngoài ra, việc liên kết các hộ dân NTTS còn giúp cho việc điều tiết cống tiêu thoát nước vùng nuôi bảo đảm tính mùa vụ sản xuất, tham gia quản lý giống thủy sản du nhập vào vùng nuôi... đồng thời góp phần nâng cao ý thức của các hộ dân trong quá trình NTTS để đạt năng suất, sản lượng cao.

Công ty Giống thuỷ sản Thảo Nguyên - Tôm Sinh Thái là công ty giống duy nhất hiện nay trên địa bàn tỉnh tiếp cận công nghệ sản xuất tôm thẻ chân trắng hiện đại trên địa bàn huyện Năm Căn. Đây là cơ hội mở ra hướng đi mới cho ngành sản xuất tôm giống của tỉnh Cà Mau.

Qua tìm hiểu thực tế thị trường, học hỏi kinh nghiệm từ sách báo, truyền hình và các mô hình chăn nuôi bò thịt hiệu quả trong Nam, ngoài Bắc, anh Phạm Đức Đạt ở Kim Độ, Hiệp Cát, Nam Sách, Hải Dương đã gặt hái được thành công ngay từ lứa bò thịt đầu tiên.