Thanh long chuẩn VietGAP sắp vào siêu thị Nhật Bản

Theo Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT), hiện diện tích thanh long cả nước đạt hơn 28.700 ha, trong đó diện tích thu hoạch là 23.820 ha, sản lượng ước 520.000 tấn/năm.
Bình Thuận hiện đang là tỉnh dẫn đầu với diện tích trên 21.000 ha (hơn 71% diện tích thanh long toàn quốc), tổng sản lượng khoảng 400.000 tấn.
Về tình hình xuất khẩu, phần lớn thanh long Bình Thuận được xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch.
Tuy nhiên, thị trường này không quan tâm đến tiêu chuẩn GAP nên nhiều nông dân không mặn mà với trồng thanh long VietGAP.
Cục Trồng trọt cho hay, thanh long Bình Thuận đã tiến thêm một bước quan trọng đó là xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản.
Trước đây, thanh long Bình Thuận chỉ mới xuất khẩu sang Nhật Bản, với sản lượng khoảng 800 tấn/năm. Nay, với bản Hợp đồng vừa mới ký kết, mỗi năm sẽ có 3.000 tấn thanh long Bình Thuận xuất sang thị trường này.
Có thể bạn quan tâm

Các cơ quan chức năng của tỉnh cũng đã phun thuốc tiêu độc khử trùng xung quanh khu vực đàn vịt sống, đồng thời tiếp tục phun thuốc khử trùng đối với các vùng đã từng xảy ra bệnh cúm gia cầm trong thời gian qua.

Giá bán thấp, áp lực nhân công thu hoạch, việc đo chữ đường của các nhà máy, nước lũ đang đổ về... là những vấn đề lo lắng của người trồng mía trên địa bàn huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) vào đầu vụ thu hoạch hiện nay.

Sau khi Dự án cạnh tranh nông nghiệp (ACP) hoàn tất việc thực hiện thí điểm các mô hình nuôi cá chẽm và được đánh giá là khá thành công trên địa bàn tỉnh Dak Lak, đến nay, người dân vẫn chưa mặn mà với việc ứng dụng nhân rộng loại cá này. Nguyên nhân được đánh giá là do chi phí nuôi cao, đầu ra không ổn định…

Năm 1975, từ miền Tây, ông Trần Công Rạng (ấp Tân Tiến, xã Xuân Hiệp, huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) đưa vợ con về Xuân Hiệp lập nghiệp với 2 bàn tay trắng và 6 đứa con nhỏ. Hàng ngày, vợ chồng ông phải đi cày thuê, cuốc mướn để trang trải cuộc sống.