Sản phẩm nông nghiệp Việt Nam chịu nhiều áp lực phải giảm giá

Theo nguyên nhân Tổng cục Thống kê đưa ra, nông sản Việt Nam đã chịu khá nhiều áp lực giảm giá: như giá thóc giảm tại hầu hết các tỉnh (giảm khoảng 200 - 300 đồng/kg) vì không chỉ nguồn cung trong nước dồi dào mà giá xuất khẩu lúa gạo giảm đã tạo áp lực lên giá thị trường trong nước.
Đặc biệt, Tổng cục Thống kê nêu sản phẩm cây lương thực Việt Nam đang phải cạnh tranh giá với các sản phẩm nhập khẩu như:
Ngô làm thức ăn gia súc đang bị ngô nhập khẩu từ 3 thị trường Brazil, Argentina và Ấn Độ cạnh tranh rất mạnh; thịt gia cầm nhập khẩu có giá bán thấp hơn nhiều giá gia cầm trong nước...
Ngoài ra, Tổng cục Thống kê nhận định một phần giá thịt lợn giảm là do thông tin người nuôi đã sử dụng chất tạo nạc khiến người tiêu dùng ít mua...
Bên cạnh chỉ số giá nông sản trong nước, giá xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thực phẩm, theo Tổng cục Thống kê, cũng giảm trong quý III/2015.
Một số nhóm hàng đã giảm giá khá rõ rệt so với quý trước như: thủy sản giảm 2,02%; rau quả giảm 4,8%; cà phê giảm 1,64%; gạo giảm 7,46%...
Lý do giá xuất khẩu giảm, Tổng cục Thống kê khẳng định vì nền kinh tế tại các thị trường nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam như Nhật Bản, EU, Đông Âu, Nam Mỹ tăng trưởng chậm, nhu cầu tiêu thụ thủy sản ít đi...
Điều này khiến hầu hết các nước xuất khẩu thủy sản đều giảm giá bán, Việt Nam cũng không thể ngoại lệ.
Có thể bạn quan tâm

Đầu tháng 5-2015, Nhà máy sản xuất nước dừa đóng hộp ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại trong ngành chế biến thực phẩm của Công ty Cổ phần XNK Bến Tre (Betrimex), tại Cụm Công nghiệp Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm (Bến Tre) đi vào vận hành thử nghiệm.

Hơn tuần nay, bà con nông dân tổ 10, 11, 13 ấp Bầu Sầm, xã Bàu Trâm (TX.Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) vui mừng thu hoạch chôm chôm sớm (ảnh). Mỗi vườn chôm chôm hàng ngày thu hoạch khoảng từ 1 - 2 tấn chôm chôm xuất đi các nơi.

Nhờ kiên trì theo đuổi việc nuôi và cho sinh sản nhân tạo càng đước (rùa răng, trọng lượng 7- 8kg), nông dân Võ Thành Ngay (52 tuổi, ấp Phú Bình, xã Phú Lộc, Tân Châu, An Giang) là một trong rất ít người bước đầu thành công với mô hình được cho là mạo hiểm, nhưng hiệu quả lại rất cao.

Hiện nay, việc ứng dụng phương pháp nuôi gà an toàn sinh học dưới tán cây lâu năm ở Bình Phước đã và đang mang lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi. Hình thức này còn góp phần bảo vệ môi trường, đồng thời tạo ra sản phẩm gà sạch, bảo đảm an toàn sức khỏe người tiêu dùng. Cách làm của hộ ông Lê Xuân Tuyến ở ấp 1, xã Minh Lập (Chơn Thành) là ví dụ điển hình.

Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi, họ đang gặp phải nhiều vướng mắc liên quan đến vấn đề cấp phép kiểm dịch và nhập khẩu.