Vua Bò Y Tớ Byă
Ông Y Tớ Byă (tên thường gọi là Ama H Nga) ở buôn Tliêr, xã Hòa Phong (Krông Bông - Đắk Lắk) là điển hình vượt khó, làm giàu, được bà con trong xóm ngoài làng thán phục.
Cũng như bao hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Tliêr, cuộc sống của gia đình ông Y Tớ Byă gắn liền với công việc phát, đốt, chọc, trỉa, việc sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết. Những năm mưa gió thuận hòa thì còn có sản phẩm thu hoạch, còn khi gặp thiên tai hạn hán, lũ lụt thì xem như mất trắng.
Không cam chịu cuộc sống kham khổ, ông Byă chịu khó tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của đồng bào Kinh, từ việc sử dụng trâu, bò để cày, kéo cho đến bố trí cơ cấu cây trồng thích hợp với từng mùa vụ. Đặc biệt, trong các cuộc tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi do Trạm Khuyến nông huyện tổ chức, ông không bao giờ vắng mặt.
Ban đầu, ông xác định, muốn kinh tế gia đình phát triển bền vững, trước hết phải sinh đẻ có kế hoạch và nhanh chóng thay đổi tập quán canh tác. Nhờ đẻ thưa mà ông có điều kiện tập trung thời gian khai hoang mở rộng diện tích canh tác, học cách cày, bừa bằng trâu, bò, dùng phương tiện xe gieo trỉa thay cho đánh hàng bằng cuốc, nhờ vậy mà năng suất lao động không ngừng tăng lên.
Đến nay, gia đình ông đã có 7,5ha đất canh tác, mỗi năm thu 37 tấn bắp (ngô), 11 tấn lúa và 75 triệu đồng tiền bán mỳ (sắn). Số tiền thu được, ông dành một phần trang trải cho sinh hoạt hàng ngày, còn lại đầu tư phát triển đàn bò sinh sản.
Ông Byă cho biết: “Lúc mới lập gia đình, vợ chồng chỉ có một cái rẫy nên cuộc sống rất khó khăn. Sau vụ thu hoạch đậu xanh, tôi dành dụm mua một con bò mẹ về làm giống và nhận thấy nuôi bò là hướng đi đầy triển vọng”.
Từ con bò đầu tiên, đến nay, gia đình ông có 5 con trâu, 46 con bò và 5 con heo. Thấy vậy, một số bà con trong buôn có hoàn cảnh khó khăn đến đặt vấn đề nhờ ông giúp, ông vui vẻ cho nuôi rẽ 35 con bò, số bò sinh sản ông ưu tiên cho người nuôi hưởng lợi trước. Chính vì thế mà đã có hàng chục hộ thoát nghèo.
Nhờ sử dụng có hiệu quả nguồn thu nhập hàng năm mà từ nông dân nghèo, giờ đây ông Byă được mọi người biết đến như người nổi tiếng có nhiều bò, trâu, bình quân thu trên 200 triệu đồng/năm (đã trừ chi phí).
Gia đình ông đã xây dựng được nhà cửa khang trang, mua sắm nhiều phương tiện sản xuất và sinh hoạt. Ông cũng có điều kiện đầu tư cho con cái ăn học. Ước mơ của ông Byă là ngày càng có nhiều người dân trong buôn làm giàu từ mô hình nuôi bò.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2013, Trạm Khuyến Nông lâm ngư (KNLN) thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) đã thực hiện mô hình trồng nấm rơm và tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho 30 hộ dân ở phường Thủy Lương và phường Thủy Phương thực hiện mô hình.
Cùng chung niềm đam mê công việc trồng nấm, ngay sau khi tốt nghiệp trường Đại học Nông lâm TP.HCM, chuyên ngành công nghệ sinh học năm 2012, Cao Ngọc Hải và Bồ Bảo Giang đã xây dựng trang trại trồng nấm linh chi và nấm bào ngư. Bằng sự năng động và vốn kiến thức tích lũy được trong 4 năm đại học, hai chàng trai đã thành công với nghề trồng nấm.
Nhờ áp dụng những phương pháp canh tác tiên tiến, hàng nghìn hộ dân ở Hà Nội đã trồng thành công các loại rau ôn đới vào mùa hè, thu nhập lên tới cả tỷ đồng/ha/năm.
Theo TS. Kozai Naoko, thành viên của dự án Nghiên cứu quốc tế phát triển sầu riêng (Trung tâm nghiên cứu quốc tế về khoa học nông nghiệp Nhật Bản - JIRCAS), đến nay, danh lục sầu riêng của Thái Lan vẫn chỉ dừng lại ở các tên sầu riêng monthong (gối vàng), Gan yao (cán dài) và Channe, chưa thấy Chanbury 1 (tên của giống sầu riêng mới không mùi, công bố năm 2007).
Có một thời gian do nhiều yếu tố như thị trường không ổn định, người dân thiếu quan tâm, nhiều diện tích cam bị già cỗi, sâu bệnh, vùng cam Bắc Quang và một số vùng trồng cam trong tỉnh Hà Giang bị suy giảm diện tích. Từ đó, làm lãng phí một tiềm năng và một đặc sản vốn là niềm tự hào của đất Hà Giang. Với chủ trương phục hồi và phát triển các diện tích cam, quýt, huyện Bắc Quang đã và đang quan tâm, chú trọng đến vấn đề chất lượng nhằm không chỉ phục hồi mà còn đưa trái cam sành Bắc Quang không ngừng vươn xa...