Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhà nông trồng rừng chuyên nghiệp

Nhà nông trồng rừng chuyên nghiệp
Ngày đăng: 06/07/2015

Ông Nghĩa vốn là nhà nông, với 2 vợ chồng và 3 người con được xã cấp cho 1.600m2 đất ruộng và  đất thổ theo Nghị định 64/CP. Ruộng đất ở đây đa phần là đất tốt nhờ có phù sa sông Trà bồi đắp hàng năm và luôn chủ động nước tưới nhờ gần công trình đầu mối Thạch Nham, nhưng qua nhiều năm làm lúa và trồng các loại cây hoa màu như mía, mì, bắp... kết hợp với chăn nuôi cũng chỉ đủ ăn chứ không giàu lên được. Vì thế ông đã nghĩ đến chuyện khai phá đất trống đồi núi trọc để trồng cây lâm nghiệp.

Được xã khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân dân trong xã phát triển nghề rừng, hơn 10 năm trước đây ông đã trồng được 5ha rừng. Lúc đầu, theo phong trào, ông cũng như nhiều người khác trồng bạch đàn Úc, rồi chuyển sang trồng keo hạt nhưng cây keo lâu lớn và sản lượng không cao nên ông Nghĩa đã chuyển toàn bộ 5ha đất đồi của mình sang trồng keo lai bằng giống keo giâm hom

Cũng do thiếu kinh nghiệm nên lúc đầu khi keo được 4-5 năm tuổi ông thu hoạch cùng một lúc để bán cho nhà máy, sau đó trồng keo lại như ban đầu. Bán keo như vậy, tuy một lúc thu được nhiều tiền, nhưng cả gia đình phải chi tiêu trang trải trong nhiều năm trời mới có keo bán lại nên ông không thể tích lũy được nhiều.

Thế là ông đã nghĩ ra cách quy hoạch lại rừng cây của mình để có keo bán hàng năm. Với diện tích 5ha ông đã trồng và chăm sóc theo kiểu gối đầu. Cứ mỗi năm thu hoạch 1ha keo thì trồng mới lại trên diện tích đó. Như vậy, năm nào ông cũng bán được 1ha keo. Ông Nghĩa cho biết, giá keo tại nhà máy thu mua hiện giờ hơn một triệu đồng/tấn. Keo của ông trồng đến năm thứ 4 thường đạt sản lượng từ 160-170 tấn/ha và đến năm thứ 5 đạt 180-200 tấn/ha. Trừ công thu hoạch và vận chuyển, mỗi ha thu được 150 triệu đồng, trừ công chăm sóc và đầu tư còn lãi được 130 triệu/ha. Không những thế, nguồn thu từ trồng keo xen mì vào năm thứ nhất cũng được hơn 15 triệu đồng, bù vào tiền công chăm sóc nên khoảng lãi từ trồng keo còn lớn hơn.

Ông Nghĩa cho biết thêm, nếu so với các cây khác như lúa, mía, mì, bắp thì hiệu quả tương đương, nhưng làm rừng có thuận lợi hơn vì ít bị tính thời vụ thúc ép, ít bị nguy cơ mất mùa do thiên tai (trừ bão lớn và lốc xoáy), lại tận dụng được lao động nông nhàn quanh năm. Cứ khi nào rảnh rỗi thì đi chăm sóc rừng mà hiệu quả thu được chắn chắc là cao hơn, nên ông Nghĩa đã chuyển sang làm nghề trồng rừng “chuyên nghiệp” từ nhiều năm nay.

Ngoài nguồn thu hoạch từ ruộng lúa, hoa màu cũng đủ chi tiêu trong gia đình, nguồn thu nhập từ bán cây keo nguyên liệu được gia đình ông tích lũy hàng năm. Nhờ đó, gia đình ông đã có mức sống ổn định và vươn lên trở thành hộ có thu nhập khá.


Có thể bạn quan tâm

Lão Nông Lão Nông "Đời Mới"

Ông Hoàng Văn Lập (69 tuổi, xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom) là nông dân trồng tiêu giỏi tại địa phương, luôn tiên phong ứng dụng cái mới vào sản xuất. Nhờ đó, vườn tiêu rộng hơn 1 hécta 14 năm tuổi của ông luôn cho năng suất cao, ổn định với chi phí sản xuất thấp.

25/08/2014
Tập Trung Bảo Vệ Sản Xuất Mùa Lũ Tập Trung Bảo Vệ Sản Xuất Mùa Lũ

Vụ lúa thu đông này xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự xuống giống gần 1.200ha lúa và hoa màu, là một trong những địa phương có diện tích lúa thu đông nhiều nhất của huyện. Tuy nhiên, đây cũng là xã thường xuyên chịu ảnh hưởng của sạt lở vào mùa lũ. Do vậy mọi công tác bảo vệ sản xuất đang được xã tập trung.

25/08/2014
Giá Trị Sản Xuất Công Nghiệp Trong Tháng 8 Đạt Gần 1.500 Tỷ Đồng Giá Trị Sản Xuất Công Nghiệp Trong Tháng 8 Đạt Gần 1.500 Tỷ Đồng

Theo Cục Thống kê tỉnh, tháng 8 sản xuất công nghiệp của tỉnh có mức tăng trưởng không cao, do các doanh nghiệp trong tỉnh vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là khâu tiêu thụ sản phẩm.

25/08/2014
Nông Dân Ngoài Vùng Đê Bao Thu Hoạch Lúa Chạy Lũ Nông Dân Ngoài Vùng Đê Bao Thu Hoạch Lúa Chạy Lũ

Hiện UBND huyện Lấp Vò cũng đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng các địa phương đẩy mạnh công tác gia cố đê bao, bảo vệ ăn chắc trên 10.000ha lúa vụ thu đông đang giai đoạn đòng trổ, dự kiến sẽ thu hoạch dứt điểm vào cuối tháng 8 âm lịch.

25/08/2014
Chủ Động Bảo Vệ Diện Tích Sản Xuất Vụ Thu Đông, Vườn Cây Ăn Trái Chủ Động Bảo Vệ Diện Tích Sản Xuất Vụ Thu Đông, Vườn Cây Ăn Trái

Các đơn vị hữu quan khẩn trương rà soát và di dời những hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn; thường xuyên bám sát địa bàn, theo dõi chặt chẽ tình hình để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn tại địa phương.

25/08/2014