Vụ Tôm Càng Xanh 2012 Đạt Năng Suất Thấp Ở Đồng Tháp
Sau thắng lợi của vụ tôm năm 2011, năm 2012 diện tích thả nuôi tôm càng xanh mùa lũ ở huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đã tăng lên. Cụ thể, năm 2012 toàn huyện có 185,66 ha thả nuôi tôm, tăng 34 ha tập trung các xã: Mỹ An Hưng B, Vĩnh Thạnh... Tuy nhiên, năm nay vụ tôm càng xanh mùa lũ ở huyện đạt năng suất thấp, nhiều hộ nuôi không có lời, thậm chí bị thua lỗ.
Ông Lê Văn Minh ngụ ấp An Quới, xã Mỹ An Hưng B cho biết, vào tháng 3 âm lịch sau khi thu hoạch 1,7 ha lúa vụ đông xuân 2011 - 2012, ông tiến hành thuê máy móc xử lý ao nuôi với hy vọng một vụ mùa bội thu. Tuy nhiên kết quả không như mong đợi thay vì năm 2011 ông thu hoạch 2,7 tấn tôm/1,7 ha, trong đó sản lượng tôm thịt đạt gần 2 tấn, tổng lợi nhuận trên 100 triệu đồng thì năm nay ông chỉ thu được 700 kg tôm thịt và 900 kg tôm trứng. Theo ông Lê Văn Minh: “Vụ nuôi tôm năm nay bà con gặp nhiều khó khăn do lũ nhỏ, nguồn nước bị ô nhiễm nên tôm chậm lớn, ngoài ra do tôm giống kém chất lượng nên tỷ lệ giữa càng xào và tôm thịt chệnh lệch khá lớn”.
Ngoài những nguyên nhân trên, ông Phạm Văn Bé ngụ ấp An Quới, xã Mỹ An Hưng B cũng cho biết: “Nguyên nhân chủ yếu là do tôm càng xào nhiều và theo đánh giá thì do giống tôm càng xanh này lâu đời, có thể bị trùng huyết. Khi bị trùng huyết thì con tôm thịt mất ký rất nhiều, so giá tôm năm nay với giá tôm năm ngoái thì chênh lệch từ 40 - 50 ngàn đồng/kg. Cụ thể như năm ngoái giá tôm thịt từ 250.000 - 260.000 đồng/kg, năm nay chỉ có 220.000 đồng/kg”.
Trước tình hình trên, ông Huỳnh Minh Điển, Phó trưởng trạm Thủy sản huyện Lấp Vò cho biết: Hiện nay, Chi cục thủy sản đang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ thực hiện mô hình giao hóa đàn tôm. Năm 2013, huyện sẽ chủ động được nguồn tôm cho bà con và có hướng kết hợp với các viện, trường tổ chức lớp tập huấn nâng cao kiến thức cũng như cách phòng trị bệnh trên tôm, giúp bà con nông dân nuôi tôm đạt hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, số bò giống bị mắc bệnh lở mồm long móng không ngừng tăng lên. Đáng lo ngại là những năm trước đây, dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc ở Đắk Nông là tuýp O, còn hiện nay qua kiểm nghiệm một số mẫu bệnh phẩm phát hiện bệnh lở mồm long móng là tuýp A, nguy hiểm hơn. Vì vậy, tỉnh Đắk Nông đã đề nghị Cục Thú ý tăng cường cán bộ thú y Vùng 5 và Vùng 6 giúp tỉnh trong công tác dập dịch.
Trong 3 tháng kiểm tra 452 cơ sở sản xuất TACN, điểm kinh doanh, cơ sở chăn nuôi, điểm giết mổ và cửa hàng bán thịt, tỷ lệ vi phạm chất lượng TACN là 11,6%, chất cấm 5,2%; với nước tiểu heo 3,8% vi phạm chất cấm; với thịt, gan, thận tỷ lệ vi phạm kháng sinh 17,7%...
Tận dụng lợi thế diện tích mặt bằng rộng, không khí thoáng mát và trong lành của địa phương, những năm gần đây, gia đình anh Cù Văn Hải ở xóm Chi 8, thôn Tân Yên, xã Hồng Thái Đông (Đông Triều - Quảng Ninh) đã chuyển đổi sang nuôi gà theo quy trình công nghệ tiên tiến và đã từng bước mang lại hiệu quả.
Từ kinh phí của Sở NN&PTNT, Trung tâm Khuyến nông-lâm-ngư Thừa Thiên Huế triển khai mô hình nuôi gà Ai Cập chuyên trứng sử dụng đệm lót sinh học với tổng số gà giống là 400 con. Tham gia mô hình trình diễn, người chăn nuôi được hỗ trợ 100% con giống, 30% vật tư thiết yếu và chế phẩm sinh học BalasaN01. Đồng thời, được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, làm đệm lót sinh thái, quy trình nuôi gà Ai Cập.
Mô hình trồng bắp non kết hợp với chăn nuôi bò vỗ béo là mô hình hiệu quả, giúp nhiều nông dân ổn định thu nhập. Tuy nhiên, nếu mô hình được thực hiện một cách toàn diện hơn và sản phẩm bắp non, bò thịt được liên kết bao tiêu thì đây sẽ là một mô hình phát triển kinh tế ổn định và hiệu quả.