Đầu Tư Trên 1,5 Nghìn Tỷ Đồng Trồng Cây Cao Su

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư 2014 do UBND tỉnh phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, BCĐ Tây Bắc tổ chức giữa tháng 5 vừa qua; Dự án trồng 10 nghìn ha cao su của Công ty Cổ phần Cao su Hà Giang đã được trao Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn trên 1,560 tỷ đồng.
Theo ghi nhận của cơ quan chức năng, đây là một trong số rất ít dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh ta, lớn cả về quy mô cũng như vốn đầu tư và đang mở ra nhiều cơ hội cho người nông dân.
Sau nhiều năm khởi động chương trình trồng cây cao su, đặc biệt sau khi nhiều ha cao su gục ngã bởi khí hậu khắc nghiệt của mùa Đông 2010;việc nghiên cứu, thử nghiệm cây cao su trên vùng đất mới được tiến hành thận trọng hơn.
Từ kết quả khảo nghiệm, Công ty Cổ phần Cao su Hà Giang đã lựa chọn và trồng được 1.400 ha cao su với các giống chịu lạnh IAN-873, VNg-774 và Vng-772. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, Công ty Cổ phần Cao su Hà Giang mạnh dạn thực hiện dự án với tổng vốn trên nghìn tỷ đồng, trồng, chăm sóc, khai thác, kinh doanh 10 nghìn ha cao su tại huyện Vị Xuyên, Quang Bình, Bắc Quang.
Dự án nhằm cung cấp nguyên liệu sản xuất các sản phẩm từ cây cao su, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; giải quyết việc làm cho người lao động địa phương, nâng cao thu nhập.
Dự án được chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn I thực hiện đến cuối năm 2015, trồng thử nghiệm 2 nghìn ha cao su; giai đoạn II từ 2016-2020 trồng tiếp 8 nghìn ha còn lại khi được UBND tỉnh chấp thuận bằng văn bản.
Có thể bạn quan tâm

Các cơ quan quản lý lẫn người nuôi cá tra vùng ĐBSCL, trong đó có Hậu Giang đang hết sức kỳ vọng vào sự đổi thay mạnh mẽ từ Nghị định 36 của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra. Thế nhưng, quá trình triển khai thực hiện bước đầu gặp không ít khó khăn, trở ngại, nhất là định hướng người dân áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Sau đề án tái cơ cấu của Bộ NN-PTNT, một số tỉnh, thành khu vực ĐBSCL cũng xây dựng đề án riêng. Theo các chuyên gia, cần phải có vai trò của đầu mối để tăng cường mối liên kết vùng, chứ không thể để tự mỗi địa phương làm theo ý riêng của mình.

Được thành lập năm 1998, Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp và điện năng Vân Hùng (xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao) có nhiệm vụ chính phục vụ sản xuất nông nghiệp, đến năm 2002 chuyển sang quản lý điện, công trình nước sạch và các khâu dịch vụ. Hiện nay HTX có 1.270 xã viên, trong đó có 39 người trực tiếp làm 7 dịch vụ: Thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật tư nông nghiệp, điện, vệ sinh môi trường, nước sinh hoạt.

Ngày 24.11, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Quảng Nam phối hợp với Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Bắc Trà My mở lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý, xây dựng đề án khuyến công cho hơn 60 học viên là cán bộ chuyên trách công tác khuyến công và cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn của huyện.

Đi lên từ hai bàn tay trắng, ông Cao Văn Tâm quyết chí phải làm giàu bằng chính nghề nông truyền thống của ông cha. Hằng ngày, ông tìm đọc sách báo, xem truyền hình để học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả được truyền thông giới thiệu. Sau một thời gian tìm tòi, ông mạnh dạn vay vốn ngân hàng, mượn thêm tiền tích góp xây dựng chuồng trại nuôi gà, kết hợp với chăn nuôi gia súc và trồng rừng.