Vụ Tôm Càng Xanh 2012 Đạt Năng Suất Thấp Ở Đồng Tháp
Sau thắng lợi của vụ tôm năm 2011, năm 2012 diện tích thả nuôi tôm càng xanh mùa lũ ở huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đã tăng lên. Cụ thể, năm 2012 toàn huyện có 185,66 ha thả nuôi tôm, tăng 34 ha tập trung các xã: Mỹ An Hưng B, Vĩnh Thạnh... Tuy nhiên, năm nay vụ tôm càng xanh mùa lũ ở huyện đạt năng suất thấp, nhiều hộ nuôi không có lời, thậm chí bị thua lỗ.
Ông Lê Văn Minh ngụ ấp An Quới, xã Mỹ An Hưng B cho biết, vào tháng 3 âm lịch sau khi thu hoạch 1,7 ha lúa vụ đông xuân 2011 - 2012, ông tiến hành thuê máy móc xử lý ao nuôi với hy vọng một vụ mùa bội thu. Tuy nhiên kết quả không như mong đợi thay vì năm 2011 ông thu hoạch 2,7 tấn tôm/1,7 ha, trong đó sản lượng tôm thịt đạt gần 2 tấn, tổng lợi nhuận trên 100 triệu đồng thì năm nay ông chỉ thu được 700 kg tôm thịt và 900 kg tôm trứng. Theo ông Lê Văn Minh: “Vụ nuôi tôm năm nay bà con gặp nhiều khó khăn do lũ nhỏ, nguồn nước bị ô nhiễm nên tôm chậm lớn, ngoài ra do tôm giống kém chất lượng nên tỷ lệ giữa càng xào và tôm thịt chệnh lệch khá lớn”.
Ngoài những nguyên nhân trên, ông Phạm Văn Bé ngụ ấp An Quới, xã Mỹ An Hưng B cũng cho biết: “Nguyên nhân chủ yếu là do tôm càng xào nhiều và theo đánh giá thì do giống tôm càng xanh này lâu đời, có thể bị trùng huyết. Khi bị trùng huyết thì con tôm thịt mất ký rất nhiều, so giá tôm năm nay với giá tôm năm ngoái thì chênh lệch từ 40 - 50 ngàn đồng/kg. Cụ thể như năm ngoái giá tôm thịt từ 250.000 - 260.000 đồng/kg, năm nay chỉ có 220.000 đồng/kg”.
Trước tình hình trên, ông Huỳnh Minh Điển, Phó trưởng trạm Thủy sản huyện Lấp Vò cho biết: Hiện nay, Chi cục thủy sản đang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ thực hiện mô hình giao hóa đàn tôm. Năm 2013, huyện sẽ chủ động được nguồn tôm cho bà con và có hướng kết hợp với các viện, trường tổ chức lớp tập huấn nâng cao kiến thức cũng như cách phòng trị bệnh trên tôm, giúp bà con nông dân nuôi tôm đạt hiệu quả hơn.
Related news
Từ năm 2012, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Ninh đã triển khai thực hiện mô hình trồng thâm canh cây keo tai tượng tại xã Quảng Đức (Hải Hà), xã Điền Xá (Tiên Yên) và xã Thuỷ An (Đông Triều) với diện tích 70ha. Sau 3 năm triển khai, đến nay cây keo phát triển tốt, dự kiến sau 5 năm sẽ cho sản lượng hơn 120 m3 gỗ/ha.
Vốn là giống quả lạ, ít được biết đến, quả Phật thủ đang dần trở thành một trong những sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt là trong mỗi dịp lễ, tết...
Hơn 10 năm xuất hiện trên đất Đông Sơn (xã Việt Đoàn, Tiên Du, Bắc Ninh), cây bưởi Diễn khẳng định được hiệu quả kinh tế cao và mở ra hướng làm giàu cho người dân nơi đây. Nếu giá bán trung bình từ 25 - 30 nghìn đồng/quả như mọi năm, thì năm nay nhiều hộ dân Đông Sơn sẽ có thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng từ vườn bưởi Diễn.
Việc hến xuất hiện nhiều tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân. Bằng 2 hình thức khai thác, dùng rọ sắt cào hoặc lặn xúc, mỗi ngày có khoảng 50 người ở các xã lân cận đến xã An Cư để khai thác hến. Con hến to bằng đầu ngón tay út người lớn, trọng lượng từ 700 đến 1.000 con/kg, có giá từ 1.500 đến 1.800 đồng/kg để làm thức ăn cho vịt và tôm hùm.
Vùng gò đồi rộng lớn xã An Lĩnh (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) mỗi mùa mưa, bề mặt đất được “tráng” một lớp đất từ lá cây ủ mục ở đỉnh núi trôi xuống có màu xám tro nên người dân quanh vùng gọi là đất muối tro. Trên vùng đất này, nông dân trồng chuối, nhiều người thu gần 100 triệu đồng mỗi năm.