Nuôi Cá Chim Vây Vàng Mô Hình Thử Nghiệm Thành Công Ở Phú Quý

Huyện đảo Phú Quý từ lâu đã có truyền thống nuôi thủy sản bằng lồng bè, chủ yếu là các loại hải đặc sản như cá giò, tôm hùm và cá mú... Nhưng thời điểm hiện nay do tình trạng dịch bệnh cùng với sức mua giảm nên ngày càng tạo áp lực cho bà con nuôi trồng thủy sản tại vùng đảo.
Cá chim vây vàng thuộc loại cá có giá trị kinh tế cao, là một trong những loài cá nuôi quan trọng ở vùng biển miền Nam Trung Quốc và một số nước khác như: Philippines, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore...
Đây là loài cá được nhiều người ưa thích, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, sử dụng tốt thức ăn công nghiệp, tốc độ sinh trưởng nhanh, thích hợp cho nuôi lồng bè trên biển và nuôi trong các ao đầm nước mặn lợ. Mô hình cá chim vây vàng được Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận nuôi thử nghiệm đầu tiên tại huyện đảo Phú Quý.
Mô hình được thực hiện từ năm 2013, đến nay cá nuôi trong bè đã được 10 tháng tuổi, tỉ lệ sống ước đạt 55%, cỡ cá thu hoạch > 0,4 kg/con; mức lợi nhuận thu lại cho 1 hộ nuôi thực hiện mô hình (40 m3 lồng) hơn 10 triệu đồng.
Kết quả trên là tín hiệu đáng mừng. Vì việc đưa loài cá có đặc tính kinh tế, chất lượng thịt thơm ngon, khả năng kháng bệnh cao, chóng lớn, đã thêm sự lựa chọn cho các hộ nuôi, đa dạng hóa sự lựa chọn cho nghề nuôi.
Bên cạnh, tỉ lệ sống đạt trên 55% là một thành công cho mô hình thử nghiệm, thiết nghĩ người dân huyện đảo và các hộ nuôi cá lồng bè cần có nhiều giống nuôi mới để lựa chọn, vì hiện tại các đối tượng đang nuôi đều dựa trên nguồn đánh bắt tự nhiên hoặc vận chuyển xa từ các tỉnh khác về. Vì thế, hướng đầu tư, xây dựng các cơ sở sản xuất, ương giống cá nước lợ, mặn của cấp quản lý ngành sẽ đáp ứng nhiều mong mỏi của người nuôi.
Phát triển nuôi cá chim vây vàng ở các vùng ven biển sẽ khai thác được nhiều tiềm năng mặt nước, mở rộng đối tượng nuôi có giá trị kinh tế, đa dạng hóa đối tượng nuôi biển cho xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân vùng ven biển.
Có thể bạn quan tâm

Theo kinh nghiệm của nhiều hộ nuôi cá rô phi luân canh với tôm nước lợ cho biết, quy trình này thành công cao nhất khi tận dụng nước nuôi cá rô phi để nuôi tôm thì bà con nên nuôi ở mật độ dưới 50 con/ 1 mét vuông. Với mật độ này sẽ tiết kiệm được gần 20% chi phí đầu vào và tỉ lệ thành công sẽ cao hơn.

Môi trường ao nuôi, vùng nuôi tôm nước lợ ngày càng xuống cấp, chủ yếu là việc sử dụng thuốc, hóa chất, thức ăn, đặc biệt là xu thế nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng sẽ làm tăng lượng thuốc, hóa chất gấp 3 lần so với tôm sú.

Nhiệt độ là một trong các thông số quan trọng trong quản lý chất lượng nước nuôi thủy sản và cũng là một trong các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của cá nuôi.

Thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) từ năm trước đã nổi tiếng với những “đại gia” nổi lên từ nuôi tôm chân trắng. Nhưng đến nay, nghề nuôi tôm ở Móng Cái còn được biết đến bởi những cách làm mới, hiệu quả hơn.

Ngày 25-4, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh tổ chức tập huấn kỹ thuật mô hình “Nuôi luân canh tôm sú-rong câu trong ao nước lợ” cho 30 hộ dân nuôi tôm ở xã Tân Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận).