Vụ Nuôi Thủy Sản Năm 2013 Có Nhiều Khả Quan
Theo ông Châu Hoàng Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND huyện Duyên Hải (Trà Vinh), vụ nuôi tôm sú năm 2013, huyện Duyên Hải có khoảng 14.400 hộ thả nuôi 02 loại tôm sú và tôm thẻ chân trắng, diện tích khoảng 17.300ha, hơn 1,14 tỷ con giống, tăng gần 1.500 hộ, tăng gần 6,6 triệu con giống so với cùng kỳ.
Theo khảo sát và tổng hợp từ các cơ quan chuyên môn của huyện Duyên Hải, đến nay con giống thủy sản thả nuôi tuy có thiệt hại, nhưng không đáng kể, có khoảng 21% số hộ thả nuôi và khoảng 19% con giống so với tổng số con giống thả nuôi của huyện bị thiệt hại, phần lớn ở tỷ lệ thấp.
Nhằm đa dạng con nuôi, hạn chế rủi ro, một số diện tích có điều kiện nông dân thả nuôi cua biển. Đến nay, trên địa bàn huyện Duyên Hải đã có khoảng 9.700 hộ thả nuôi khoảng 46 triệu con giống cua biển. Hiện nay, cua và tôm (số còn lại) đang phát triển tốt, khả năng lợi nhuận cao.
Được biết, trong 08 tháng đầu năm 2013, huyện Duyên Hải đã khai thác (nuôi và đánh bắt) đạt gần 31.800 tấn. Trong đó, sản lượng nuôi khoảng 13.240 tấn, khai thác khoảng 18.560 tấn. Nhờ đó, thu nhập của người dân ngày càng ổn định, góp phần tạo được nguồn nguyên liệu xuất khẩu cho các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Theo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, diện tích gieo trồng lúa toàn tỉnh Bình Thuận hàng năm trên 100 ngàn ha, năng suất bình quân năm 2014 là 56,3 tạ/ha, sản lượng ước đạt trên 659 ngàn tấn. Vùng sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh tập trung ở các huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tánh Linh, Đức Linh.
Đồng ruộng được dồn đổi, chỉnh trang, kiến thiết tạo nhiều thuận lợi cho thâm canh và áp dụng cơ giới hóa. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, nhiều mô hình và cách làm hay, hiệu quả đã được khẳng định trong thực tiễn qua nhiều năm là cơ sở để áp dụng và nhân rộng nhanh.
Trên con đường bê tông phẳng phiu, uốn lượn qua những nương chè xanh ngát, chúng tôi đến nhà ông Trần Duy Hưng ở xóm Cây Thị, một trong những hộ làm chè Đông lâu năm của xã. Ông cho biết : Vì chủ động được nguồn nước tưới nên năm nào nhà tôi cũng làm 10 sào chè vụ đông.
Vụ đông năm 2014, được sự quan tâm của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (Sở NN&PTNT), Trạm Khuyến nông huyện Gia Lâm đã phối hợp với HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Kim Sơn triển khai 2 mô hình sản xuất trên đất 2 vụ lúa. Đó là mô hình trồng hoa ly với diện tích 1.000m2 và 8ha trồng khoai tây giống Đức bằng phương pháp làm đất tối thiểu.
Với đồng bào K’Ho dưới chân núi LangBiang này, cây dâu tây còn có một tên gọi khác, giàu ý nghĩa và trìu mến hơn: Cây đổi đời!... Sở dĩ có tên gọi như vậy, bởi chính cây dâu tây đã làm cho diện mạo cuộc sống của đồng bào K’Ho nơi đây thật sự thay da đổi thịt chỉ trong thời gian ngắn.