Vụ Ngộ Độc Rượu Tập Thể Ở Bình Định: Hé Lộ Thủ Phạm
Thạc sĩ Bùi Ngọc Lân, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bình Định cho biết: “Qua kiểm nghiệm các mẫu rượu đã được sử dụng trong bữa giỗ ở nhà ông Huỳnh Giống, các loại rượu trắng, rượu nếp đều bình thường. Riêng loại rượu có ngâm thuốc mà theo chủ bữa giỗ (ông Huỳnh Giống) cho là được ngâm dây ba kích là có độc tố cao. Tuy nhiên, theo kết quả của khâu kiểm nghiệm dược liệu, loại thuốc được ngâm trong rượu gây ngộ độc không phải là dây ba kích, mà nghi ngờ đó là cây lá ngón. Đây là loại cây cực độc”.
Theo Đông y, cây lá ngón, còn gọi là cây rút ruột, co ngón, hồ mạn trường, hồ mạn đằng, hoàng đằng, đoạn trường thảo, câu vẫn... (tên khoa học Gelsemium elegans). Cây lá ngón là loại dây leo, thân quấn, dài, mọc phổ biến ở các vùng rừng núi. Cành non màu xanh lục nhạt không có lông. Cành già màu xám nâu nhạt. Lá mọc đối không có lông, xanh bóng, lá nguyên, hình trứng, thuôn dài về hai phía, mũi lá nhọn. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đầu cành, hoa màu vàng. Mặc dù cây lá ngón mọc tự nhiên, khá phổ biến ở miền rừng núi nước ta, nhưng người dân ta không bao giờ hái làm thuốc vì đây là cây cực độc (độc nhất trong các cây độc). Tất cả các bộ phận rễ, thân, lá, hoa, quả và hạt đều chứa các chất độc nguy hại. Một người lớn chỉ ăn nhầm phải ba chiếc lá ngón thôi đã có thể bị ngộ độc chết.
Qua mô tả, cây lá ngón có nhiều điểm giống cây ba kích, bởi ba kích cũng dạng dây, cũng có lá hình thuôn dài và hoa mọc ở kẽ lá. Do đó, có khả năng khi hái thuốc tại vùng núi Bằng Heo thuộc thôn Vạn Trung, xã Ân Hảo Tây (Hoài Ân) để về ngâm rượu đãi khách trong bữa giỗ, ông Huỳnh Giống đã nhầm cây lá ngón thành cây ba kích.
Bác sỹ Trang Xuân Chi: “Trong suốt chặng đời phục vụ trong ngành quân y, tôi đã từng chứng kiến rất nhiều trường hợp tử vong do ăn phải lá ngón. Nhiều người là thanh niên trai tráng, khỏe như vâm nhưng cũng lăn đùng ra chết sau khi chỉ ăn 1 lá”.
Thêm vào đó, những chuyên gia trong lĩnh vực Đông y còn cho biết, triệu chứng ngộ độc khi dùng phải lá ngón có những biểu hiện giống như triệu chứng của 17 nạn nhân bị ngộ độc do loại rượu ngâm thuốc tại bữa giỗ nhà ông Giống. Người bị ngộ độc lá ngón có các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… sau đó bị mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp.
Những triệu chứng trên rất giống với triệu chứng của những nạn nhân trong vụ ngộ độc tập thể tại xã Ân Tín. Ông Bùi Xuân Cảnh (64 tuổi), 1 nạn nhân trong vụ ngộ độc tập thể tại bữa giỗ nhà ông Huỳnh Giống cho biết: “Hôm đó, ngay sau khi uống ly rượu đầu tiên, mắt tôi bị mờ đi, 2 mí cứng ngắt, chân đi lảo đảo dù tâm trí vẫn tỉnh táo. Đó là còn may, con trai tôi là Bùi Xuân Tài (34 tuổi) cũng ngồi chung bàn, mới sau 3 ly rượu nó đã ngã ngửa hôn mê bất tỉnh”.
Bác sỹ Trần Anh Tuấn - Trưởng Khoa khám và cấp cứu BV Bồng Sơn cho biết thêm: “Những nạn nhân trong vụ ngộ độc tại bữa giỗ nhà ông Giống đều nhập viện với triệu chứng giống nhau: Sụp mi mắt, cứng lưỡi, cứng hàm nói rất khó, cứng vùng vai gáy và khó thở. Những trường hợp nặng đã co giật và ngưng thở phải được điều trị bằng thuốc an thần chống co giật Seduxen-Midazolam”.
Có thể bạn quan tâm
Được biết, Tân Phước thuộc vùng Đồng Tháp Mười là vùng khóm chuyên canh của tỉnh Tiền Giang, với diện tích trên 15.000 ha, sản lượng trên 200.000 tấn trái/năm. Cây khóm đã nhiều năm bén rễ trên vùng đất nhiễm phèn, là nguồn nguyên liệu phục vụ cho tiêu dùng và chế biến XK.
Là người đã gắn bó gần 40 năm với cánh đồng Mường Thanh, nên ông Nguyễn Xuân Biền, Giám đốc Công ty TNHH giống nông nghiệp Trường Hương, đội 5 xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) hiểu rõ đặc tính của từng giống lúa.
Nhằm đẩy mạnh việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khâu thu hoạch, những năm qua tỉnh ta đã ban hành chính sách hỗ trợ 20% giá trị mua máy gặt đập liên hợp cho các tập thể, cá nhân. Nhờ đó, đến nay, toàn tỉnh đã có 4.987 máy gặt, trong đó có 501 máy gặt đập liên hợp.
Mô hình có diện tích 1.000 m2, được thực hiện trên phần đất rừng vừa khai thác cây, xung quanh có đào kinh nhỏ bao khuôn. Hiện nay cá bổi con được hơn 45 ngày tuổi, phát triển tốt. Theo quan sát của chúng tôi, khi ăn cá nổi dày đặc trên mặt nước.
“Con gì tám cẳng hai càng; không đi mà lại bò ngang cả ngày” - câu đố dân gian về con cua nay bỗng dưng trở thành thời sự tại xứ sở Cà Mau - nơi con cua biển đang “mang họa” vì cái tên “Trung Quốc”. Cách đây hơn một năm, con cua biển Năm Căn (Cà Mau) bầm giập vì thương lái thu mua quên trả tiền, nay người nuôi cua biển mang nỗi hàm oan “cua Trung Quốc” khiến con cua có nguy cơ “gãy càng” trước khi được công nhận thương hiệu quốc gia.