Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Những Tỷ Phú Ở Thượng Nguồn Sông Mã

Những Tỷ Phú Ở Thượng Nguồn Sông Mã
Ngày đăng: 15/06/2012

Chưa bao giờ, ở huyện vùng cao biên giới Sông Mã (Sơn La) phong trào làm giàu, thúc đẩy kinh tế trang trại lại phát triển mạnh mẽ như những năm gần đây, khi mô hình "nuôi thả ba ba núi" xuất hiện.

Trong ngôi nhà khang trang mới khánh thành, ông Bùi Văn Hạnh (tổ 4 thị trấn Sông Mã) khoe với chúng tôi: Ngôi nhà xây hơn 500 triệu đồng này là tiền ông vừa thu một lứa ba ba.

Ông Hạnh kiểm tra chất lượng ba ba.

Những đại gia ba ba

Ông Hạnh kể: "Năm 2004, nghe đài, báo nói nuôi con gì cho phù hợp với điều kiện từng địa phương, tôi nuôi lợn, lợi nhuận cũng có nhưng chỉ đủ ăn. Sau, thấy một vài người ở địa phương nuôi ba ba cho hiệu quả cao hơn rất nhiều, tôi chuyển hẳn sang nuôi ba ba".

Ôn Hạnh bảo, thời điểm đó, cầm cố hết nhà cửa đất đai, vợ chồng ông đào ao thả ba ba. Và cũng hiếm người như ông Hạnh ở thị trấn Sông Mã, bỏ hàng trăm triệu đồng ra để rồi sau 2 năm, vợ chồng ông đứng trước nguy cơ phá sản. Tính toán ra năm đó ông Hạnh mất tỷ bạc. Thất bại là vì ông để nguồn nước bị ô nhiễm, thức ăn xô bồ, không chọn lọc. Bán nốt ngôi nhà ba tầng mặt đường ở thị trấn, ông dồn tiền cho lứa giống mới. Rút kinh nghiệm lần trước, học hỏi thêm bạn bè, một năm sau ông thu về 2 tỷ đồng và quan trọng hơn, hướng làm ăn mới đã được ông xác lập.

Theo chỉ dẫn của người dân địa phương, chúng tôi đến trang trại ba ba của ông Bùi Huy Ngọc - Chi hội trưởng Hội nuôi ba ba Sông Mã. Nhà ông Ngọc ở bản Nà Hịu, xã Nã Nghịu cách thị trấn vài cây số đường đồi.

Dẫn chúng tôi ra hồ ba ba của mình, ông Ngọc cho biết: "6.000m2 mặt hồ này, tôi thả 600 con ba ba giống, còn ba ba thương phẩm, bán lấy thịt, tôi chưa thống kê nhưng cũng phải vài nghìn con. Tôi vừa bán ba ba giống vừa bán ba ba thương phẩm. Ba ba giống mới đẻ, to bằng quả mận giá tới 300.000 đồng/con; còn ba ba thịt thì 800.000 đồng/kg". Ông Ngọc bảo, năm 2010, ông thu về 1,5 tỷ đồng. Còn năm 2009, do đầu tư mở rộng diện tích ao và loại ba ba đẻ, ông chỉ thu về có 1 tỷ đồng. Theo dự tính của ông, bắt đầu năm 2012, gia đình ông sẽ thu đều đặn 4 tỷ đồng/năm.

Ba ba bằng 200 tấn thóc

Theo lời ông Ngọc, phong trào nuôi ba ba có ở huyện vùng cao này từ năm 1990 và phát triển mạnh mấy năm gần đây. Chi hội ông có 31 người, nhưng số lượng người nuôi đơn lẻ, không vào chi hội rất nhiều. Bản thân ông cũng không thể biết hết được vì các hộ nuôi mới phát triển từng ngày.

“Theo thống kê của bản Nà Hịu, năm 2011, cả bản thu được 100 tấn thóc. Trong khi đó riêng tiền thu từ ba ba của tôi quy ra thóc đã được 200 tấn”.

Ông Bùi Huy Ngọc

Ba ba Sông Mã rất khác với loại ba ba trơn dưới xuôi. Đây là ba ba núi (còn gọi là ba ba gai) có nhiều ở 2 huyện Sốp Cộp và Sông Mã của Sơn La. Ba ba gai có kích thước và trọng lượng rất lớn. Bản thân ông Ngọc đã từng nuôi một con nặng tới 46kg. Thông thường, ba ba gai xuất bán trọng lượng từ 5 - 10kg.

heo ông Ngọc, ba ba gai Sông Mã bán rất chạy, giá rất cao. Chỉ cần gọi điện hôm trước, hôm sau có xe ở dưới xuôi lên thu mua từ trứng, ba ba con, ba ba thịt đến ba ba đẻ. Nhiều gia đình đầu tư lớn nuôi thả ba ba gai. “Theo thống kê của bản Nà Hịu, năm 2011, cả bản thu được 100 tấn thóc. Trong khi đó riêng tiền thu từ ba ba của tôi quy ra thóc đã được 200 tấn”- ông Ngọc nói.

Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Đàn Bò Thịt Chất Lượng Cao Bằng Phương Pháp Thụ Tinh Nhân Tạo Phát Triển Đàn Bò Thịt Chất Lượng Cao Bằng Phương Pháp Thụ Tinh Nhân Tạo

Mục tiêu của Dự án là cải tiến, nâng cao chất lượng đàn bò thịt tại Bến Tre nhằm đưa cơ cấu giống bò thịt chất lượng cao từ 3% (năm 2010) lên 15% (năm 2015), góp phần làm thay đổi cơ cấu giống bò, hình thành ngành sản xuất chăn nuôi bò thịt.

17/12/2013
Làm Giàu Trên Vùng Đất Mới Làm Giàu Trên Vùng Đất Mới

Rời quê hương Bắc Giang với hai bàn tay trắng, ông Nguyễn Văn Minh (khu phố Ba Đình, thị trấn Thái Hòa, huyện Tân Uyên - Bình Dương) đã chọn Bình Dương làm quê hương thứ hai để lập nghiệp. Với mô hình VAC (vườn - ao - chuồng), hàng năm ông Minh đã thu được tiền tỷ và là một trong những gương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi 5 năm liền của tỉnh.

17/12/2013
Làm Giàu Từ Nuôi Rắn Ráo Trâu Làm Giàu Từ Nuôi Rắn Ráo Trâu

Thời gian qua, việc mạnh dạn chuyển đổi vật nuôi, cây trồng không chỉ làm đa dạng mô hình sản xuất mà nó còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho nhiều nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long.

17/12/2013
Ngư Dân Trúng Đậm Cá Mùa Biển Động Ngư Dân Trúng Đậm Cá Mùa Biển Động

Những ngày biển động, khi nhiều tàu đánh bắt nằm im gối bờ thì tàu đánh bắt cá chuồn, cá mập của ngư dân Nghĩa An (Tư Nghĩa - Quảng Ngãi) bắt đầu vào "mùa làm ăn". Công việc nguy hiểm, thời tiết không được thuận lợi, nhưng bù lại cho những nhọc nhằn là phiên biển "trúng đậm".

18/12/2013
Tôm Càng Xanh Trong Ao Nuôi Tôm Nước Lợ Ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) Tôm Càng Xanh Trong Ao Nuôi Tôm Nước Lợ Ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng)

Bên cạnh mô hình luân canh tôm – lúa ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã khẳng định tính hiệu quả của vùng canh tác bền vững, thì mô hình luân canh tôm nước lợ với tôm càng xanh đã cho nông dân nguồn thu nhập đáng kể.

18/12/2013