Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Chăn Nuôi

Làm Giàu Từ Chăn Nuôi
Ngày đăng: 15/06/2012

Chúng tôi đến nhà nông dân Lê Công Nhược (ở xã Đại Thắng - Quảng Nam) vào một ngày trời nắng bỏng rát trên miền đất bồi phù sa. Tiếp chuyện chúng tôi nhưng ông vẫn không quên... làm việc. Ông cười hiền: “Không thể ngưng tay được, thôi thì cứ vừa làm vừa nói chuyện cho nó tiện”.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất bao năm độc canh cây lúa, diện tích ít lại mang tính thời vụ nên thời gian lao động dư thừa khá nhiều mà thu nhập kinh tế lại thấp, cuộc sống gia đình ông nhiều năm trước rất khó khăn. Với quyết tâm thoát nghèo, ông bắt đầu nuôi vài con gà, đôi heo và ít chục mét vuông ao cá. Cứ thế, lấy ngắn nuôi dài. Mỗi mùa vụ thu lợi được bao nhiêu ông lại tập trung đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Cho đến nay, ông có trang trại với hơn 14 nghìn con gà lấy trứng, 2 ha ao nuôi cá nước ngọt, chuồng trại chăn nuôi diện tích hơn 2.500 m2. Trang trại có nhà kho, nhà chế biến thức ăn đảm bảo chất lượng quy trình chăn nuôi với tổng trị giá hơn 4 tỷ đồng. Hàng năm, trang trại của ông xuất ra thị trường hơn 150 tấn trứng, 20 tấn heo thịt và khoảng 10 tấn cá nước ngọt các loại. Với diện tích 5,7 ha, hàng năm, trang trại của ông cho thu lợi trên 250 triệu đồng. Riêng năm 2011, sau khi trừ chi phí, trang trại của ông cho lãi ròng hơn 600 triệu đồng. Trang trại của ông Nhược còn tạo công ăn việc làm thư
ờng xuyên cho 5 lao động với mức lương 3 triệu đồng/tháng/người và một số lao động thời vụ khác ở địa phương. “Tôi vốn là nông dân nên có thể hiểu rõ khó khăn của nhà nông, giúp được gì thì tôi sẵn sàng giúp. Ai muốn học hỏi kinh nghiệm, tôi sẵn sàng tận tình chỉ những điều mình biết, mình đã học được. Người nông dân cần phải biết liên kết hỗ trợ nhau mới có thể cùng nhau vượt qua khó khăn được” - ông Nhược nói.

Về những kỹ thuật cơ bản để chăn nuôi đạt hiệu quả, ông Nhược chia sẻ: “Trước hết phải có sự đầu tư kỹ lưỡng từ kỹ thuật cho đến công sức chăm sóc. Bởi gà, heo là những loại gia súc thường dễ mắc bệnh, mà đã mặc bệnh là coi như bỏ cả đàn. Chính vì vậy, khi đầu tư chăn nuôi, phải lựa chọn con giống thật tốt, đảm bảo chất lượng. Chuồng trại thiết kế đúng kỹ thuật, dùng bạt làm la phông trên trần, che xung quanh, một đầu trại dùng quạt hút, một đầu phun sương giữ nhiệt độ ổn định. Bên cạnh đó, phải thường xuyên khử độc, tiêu trùng, giữ cho khu vực chuồng trại luôn thoáng mát, sạch sẽ thì mới đảm bảo được việc phòng ngừa dịch bệnh. Cần đầu tư xây dựng mô hình biogas để xử lý chất thải, vừa có năng lượng sử dụng vừa đảm bảo được vệ sinh môi trường”.

“Ông Lê Công Nhược vừa được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi giai đoạn 2009 - 2011. Hiện nay, phong trào xây dựng nông thôn mới đang được đẩy mạnh, trong đó nông dân đóng vai trò chủ đạo. Chúng tôi hy vọng những nông dân Lê Công Nhược sẽ tiếp tục đóng góp công sức trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, để công cuộc xây dựng nông thôn mới toàn địa bàn huyện sớm thành công” - ông Mai Đình Bản, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đại Lộc nói.

“Thành quả đạt được hôm nay là cả một quá trình phấn đấu của gia đình với sự giúp sức của đoàn thể. Có những lúc tưởng chừng như phải bỏ cuộc vì thị trường tiêu thụ bấp bênh, dịch bệnh hoành hành, giá cả xuống thấp… Trong những thời điểm khó khăn đó, nhờ có sự chia sẻ, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật của Hội Nông dân huyện và xã, đặc biệt, các cấp hội nông dân đã đứng ra tín chấp cho vay vốn khôi phục sản xuất nên cuối cùng cũng đã vượt qua” - nông dân Lê Công Nhược.

Có thể bạn quan tâm

Trồng Nhãn Xen Màu Cho Thu Nhập Cao Trồng Nhãn Xen Màu Cho Thu Nhập Cao

Mô hình trồng nhãn xen cây màu cho thu nhập trên 50 triệu đồng/vụ của anh Hoàng Ngọc Chung ở thôn Bản Nhuần I - xã Quảng Chu (Chợ Mới, Bắc Kạn) đang được xem là cách làm mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao và cần được nhân rộng.

17/08/2012
Làm Giàu Từ Gà Mía Làm Giàu Từ Gà Mía

Đến vùng đất cổ Đường Lâm, huyện Ba Vì, Hà Nội ai cũng biết đến mô hình chăn nuôi gà Mía hiệu quả nhờ mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học của ông Nguyễn Quốc Quân (60 tuổi), người gắn liền với thương hiệu này nhiều năm nay.

18/08/2012
Hiệu Quả Từ Cây Xoài Bưởi Hiệu Quả Từ Cây Xoài Bưởi

Để giúp cho hộ trồng rừng có thêm thu nhập bên cạnh cây rừng, từ năm 1996, Chi Cục Kiểm Lâm đưa cây xoài Bưởi vào cơ cấu cây rừng. Riêng trên địa bàn xã An cư huyện Tịnh Biên, diện tích trồng Xoài xen Sao trong 3 năm, từ năm 1996 đến 1998, là 350ha. Với công thức kỹ thuật: Keo lá tràm 444 cây/ha + Sao 500 cây/ha + Xoài Bưởi 200 cây/ha. Sau bao năm vất vả, đến hôm nay, các hộ dân trồng rừng khu vực xã An Cư phấn khởi vì được mùa xoài.

19/08/2012
Thả 40.000 Con Cá Tra Bần Tại Sông Cái Lớn Huyện Long Mỹ Thả 40.000 Con Cá Tra Bần Tại Sông Cái Lớn Huyện Long Mỹ

Thời gian qua, tình hình đánh bắt thủy sản ngày càng tăng nên nhiều loại thủy sản trở nên cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là loại cá tra bần (hay còn gọi là cá tra nghệ). Để tái tạo lại nguồn lợi thủy sản của loại cá này, đồng thời tạo nguồn cho việc di cư sinh sản trong thiên nhiên, ngày 18-8, Chi cục Thủy sản tỉnh Hậu Giang phối hợp cùng Phòng Kinh tế huyện Long Mỹ và Công ty TNHH 1 thành viên Minh Chánh - Phú Tân

20/08/2012
Nhân Giống Khoai Tây Bằng Nuôi Cấy Mô Và Công Nghệ Trồng Không Cần Đất Nhân Giống Khoai Tây Bằng Nuôi Cấy Mô Và Công Nghệ Trồng Không Cần Đất

Triển vọng về giống khoai tây nguyên chủng được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô và gieo trồng theo phương pháp khí canh đang mở ra hướng sản xuất khoai tây thương phẩm giá trị kinh tế cao, đồng thời hứa hẹn phát triển một nền sản xuất nông nghiệp sạch ở Thái Bình.

20/08/2012