Vụ Đông Xuân Tại Bình Định Tăng Diện Tích Cây Trồng Cạn
Theo Sở NNPTNT Bình Định, trong vụ sản xuất đông xuân 2013-2014, nhờ nguồn nước tưới dồi dào, thời tiết thuận lợi, nông dân trên địa bàn toàn tỉnh đã tăng cường việc gieo trồng các loại cây trồng cạn, hoa màu.
Đến nay, toàn tỉnh đã xuống giống được 1.992ha bắp lai (tăng 2,1% so với cùng kỳ); 6.888ha lạc (tăng 2,7%); trên 6.000 ha rau đậu các loại (tăng trên 25%)...
Nhờ tích cực các biện pháp chăm sóc nên các loại cây trồng cạn sinh trưởng, phát triển khá tốt; nhiều diện tích rau màu đã cho thu hoạch với sản lượng đạt cao, tạo thu nhập khá cho bà con nông dân tại các địa phương trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Nếu được đầu tư bài bản, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp cùng chiến lược quảng bá thương hiệu hiệu quả, cây sâm VN - chủ lực là sâm Ngọc Linh nổi tiếng - có thể thu về 1,5 - 2 tỉ USD xuất khẩu mỗi năm.
Thương lái Trung Quốc giở trò để ép giá khiến người nuôi tôm hùm ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định phải cắn răng bán lỗ.
Nhờ đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật canh tác tiên tiến mà nhiều người trồng lúa trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không những hạn chế được rủi ro do yếu tố thời tiết, dịch bệnh gây ra, mà còn từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất rõ rệt.
Thời gian qua, nghề đan kết hạt cườm ở Hợp tác xã Đại Phát, xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, đã mang lại nguồn thu nhập khá, góp phần ổn định cuộc sống cho người dân.
Huyện Vị Thủy có 2 đơn vị được tỉnh chọn làm xã điểm xây dựng nông thôn mới (NTM). Nhờ sự cố gắng của người dân và chính quyền địa phương, đầu năm 2014, xã Vị Thanh được công nhận là xã NTM.